Banner Ngày 31/5/2023
Thông báo về việc tổ chức chấm thi “Vòng Chung Khảo” Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên - Nhi đồng tỉnh Sóc Trăng lần thứ XII năm 2023 ( 19/05/2023 )
Biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng nhận được sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới. Tại Hội nghị thượng đỉnh về BĐKH năm 2021 (COP 26), hơn 70 quốc gia (chiếm 76% lượng phát thải toàn cầu) đặt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net-Zero); hơn 3.000 doanh nghiệp và tổ chức tài chính sẵn sàng cắt giảm lượng khí thải phù hợp; hơn 1.000 thành phố, hơn 1.000 tổ chức giáo dục và hơn 400 tổ chức tài chính cam kết thực hiện các hành động để giảm một nửa lượng khí thải toàn cầu vào năm 2030[1]. Trong số các lĩnh vực thì sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (Land Use, Land Use Change and Forestry – LULUCF) đóng vai trò quan trọng trong việc hiện thực hóa cam kết Net-Zero thông qua các hoạt động giảm phát thải và hấp thụ carbon từ đất nông nghiệp, đất ngập nước và rừng. Nhiều quốc gia coi LULUCF là lĩnh vực trọng tâm trong tương lai để đạt được các cam kết về khí hậu, nhất là các quốc gia có lợi thế về rừng, trong đó có Việt Nam. Với việc ký kết hàng loạt các thỏa thuận quốc tế về BĐKH như cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050, cam kết giảm phát thải metan toàn cầu vào năm 2030, ký Tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất[2]…, Việt Nam đang tích cực hoàn thiện khung chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các dự án tín chỉ carbon trong lĩnh vực rừng. Việc đa dạng hóa nguồn tài chính bền vững cho ngành lâm nghiệp từ nguồn tín chỉ carbon từ các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng được xem là một trong những giải pháp ưu tiên trong chính sách ứng phó BĐKH.
Truy cập hôm nay : 25
Truy cập trong 7 ngày :170
Tổng lượt truy cập : 6,956
mansion88