Mặc dù sở hữu nguồn carbon rừng giàu tiềm năng với lượng carbon rừng hàng năm dành cho chuyển nhượng, trao đổi, bù trừ (gọi chung là chuyển nhượng) có thể lên tới nhiều chục triệu tấn CO2, góp phần quan trọng cho Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC)[1] và tạo nguồn thu bổ sung từ rừng, tuy nhiên, việc triển khai chuyển nhượng carbon rừng vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Một trong những nguyên nhân chính là do còn nhiều khoảng trống trong khuôn khổ pháp lý, thể chế, quản lý cũng như năng lực tổ chức thực hiện, do đó cần sớm hoàn thiện chính sách về carbon rừng, coi carbon là một loại sản phẩm hàng hóa đặc biệt của rừng gắn với quyền sở hữu, từ đó mới tạo điều kiện cho việc định hình thị trường carbon tại Việt Nam cũng như thúc đẩy thương mại hóa carbon trong thời gian tới.