05/01/2023 Lượt xem: 393
Cá Lóc (cá Quả) không phải là đối tượng nuôi mới mẻ; tuy nhiên, việc nuôi cá lóc luân canh trong ao nuôi tôm nước lợ sẽ góp phần giảm thiểu áp lực về môi trường, dịch bệnh, tăng thêm thu nhập cho người nông dân, tăng hiệu quả sản xuất và tăng giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1ha đất trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản (giá trị tăng thêm khoảng 63 triệu đồng/ha) Sáng ngày 27/12/2022, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện phối hợp với UBND xã Ngọc Đông, huyện Mỹ Xuyên tổ chức Hội thảo Mô hình nuôi cá Lóc luân canh trong ao nuôi tôm. Đến tham dự Hội thảo còn có đại diện lãnh đạo các đoàn thể huyện, Trạm Khuyến nông huyện; đại diện lãnh đạo UBND và cộng tác viên khuyến nông, đại diện các Hợp tác xã, Tổ hợp tác và nông dân các xã lân cận gồm Tham Đôn, Hoà Tú 1, Hoà Tú 2, và Ngọc Tố; cùng phóng viên báo, đài đến dự và đưa tin.
Các đại biểu tham quan thực tế ao nuôi cá lóc luân canh với tôm nước lợ Sau khi tham quan thực tế mô hình nuôi cá lóc luân canh trong ao nuôi tôm nước lợ; các đại biểu đã được nghe đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện trình bày báo cáo kết quả thực hiện mô hình. Theo đó, mô hình được triển khai tại hộ ông Trần Chí Mịnh - ấp Hoà Lời, xã Ngọc Đông, huyện Mỹ Xuyên. Thời gian thả cá giống nuôi là ngày 12/8/2022, với lượng giống thả là 2.500 con trong ao rộng 5.000m2. Sau 4,5 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng trung bình 250 – 330g (3 – 4 con/kg); tổng sản lượng thu được 450kg, với giá bán trung bình 70.000 đồng/kg mang lại doanh thu 31,5 triệu đồng; tổng chi phí nuôi cá là 16,6 triệu đồng, lợi nhuận 14,9 triệu đồng. Cá lóc giống là cá sinh sản nhân tạo được ương nuôi trong vèo (mùng) có kích thước 24m2 (4 x 6m) đặt trong ao, mật độ ương nuôi 104 con/m2, lúc này cá được cho ăn thức ăn viên nổi với khẩu phần 5 – 10% trọng lượng và được cho ăn 02 lần/ngày (buổi sáng và buổi chiều). Sau 2,5 tháng nuôi, cá được cho ra ao để nuôi, lúc này tận dụng cá tạp, tép tạp có sẵn trong ao và bổ sung thêm ốc bươu vàng, cá rô phi cắt nhỏ,… để làm thức ăn cho cá. Việc cho cá ra ao để tận dụng thức ăn tự nhiên sẵn có và cho cá vận động (thông qua việc bơi lội và rước bắt mồi0 giúp thịt cá thơm ngọn giống như cá đồng và bán được với giá cao hơn.
Đại diện phòng Nông nghiệp và PTNT báo cáo kết quả thực hiện mô hình Các đại biểu tham dự Hội thảo cũng đã đặt ra các câu hỏi như việc cải tạo ao trước khi thả giống, phương pháp thả giống, chăm sóc, quản lý và phòng trừ dịch bệnh cho cá,..., đề nghị tập huấn kỹ thuật nuôi cá lóc cho nông dân. Các câu hỏi và ý kiến của đại biểu đã được đại diện phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông huyện và chủ hộ tham gia thực hiện mô hình giải đáp, chia sẽ một cách rõ ràng, thấu đáo. Dịp này, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện đã có buổi hướng dẫn sử dụng ứng dụng “Nguồn nước Cửu Long” để cài đặt trên điện thoại thông minh theo dõi diễn biến các yếu tố môi trường, đặc biệt là độ mặn tại 21 điểm đo xung yếu trên địa bàn 03 tỉnh (Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng) để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nói chung và nuôi trồng thuỷ sản nói riêng.
Các đại biểu tham dự Hội thảo được nhận tờ rơi và hướng dẫn sử dụng ứng dụng Nguồn nước Cửu Long Tin rằng, với sự chung tay vào cuộc của chính quyền địa phương các cấp, sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa bốn nhà, đề án “Phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh sóc Trăng giai đoạn 2022 – 2025 và định hướng đến năm 2030 sẽ được thực hiện thành công; tỉnh Sóc Trăng sẽ có nhiều sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đảm bảo an oàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao sức khoẻ phục vụ cho người dân trong nước và xuất khẩu. Toàn huyện Mỹ Xuyên có 17.700ha đất nuôi tôm nước lợ, trong đó có khoảng 8.000ha thực hiện mô hình luân canh tôm – lúa. Từ tháng 4 đến tháng 9, người dân thả nuôi tôm nước lợ (tôm sú hoặc thẻ chân trắng) và từ tháng 9 đến tháng 01 năm sau thì trồng lúa ngay trong nền đất ao nuôi tôm hoặc tận dụng bắt tôm cá tư nhiên, trong đó có cá lóc. Tuy nhiên, việc tận dụng tôm cá tự nhiên thì sản lượng không cao. Do đó, nếu áp dụng nuôi luân canh hoặc xen canh cá lóc trong ao nuôi tôm nước lợ sẽ góp phần tăng thêm thu nhập, góp phần tăng giá trị sản phẩm thu hoạch trên 01ha đất trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản của huyện mà theo chỉ tiêu Nghị quyết của Huyện uỷ Mỹ Xuyên đề ra sẽ đạt 220 triệu đồng vào năm 2023./. Tăng Thanh Chí
‘Cô Dừa’ đưa nông sản Việt vào mỹ phẩm ( 22/04/2024 )
Những nguyên liệu như dầu dừa, hoa bưởi, củ gừng, củ nghệ, cây sả, hoa hồng, trái chúc… qua bàn tay tinh chế của chị Ngô Thị Kiều Dương đã trở thành những loại mỹ phẩm phù hợp với làn da phụ nữ Việt. Hiện trong mỗi loại mỹ phẩm của công ty có đến 60-70% hàm lượng nông sản từ địa phương....
Từ một triển lãm, mơ về những startup Việt khỏe khoắn ( 15/04/2024 )
Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (Techfest) và Tuần lễ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp TPHCM (Whise) đã diễn ra vào cuối tháng 11/2023 vừa qua tại TPHCM, với 200 gian hàng của các startup công nghệ của Việt Nam và Hàn Quốc....
Cô gái Đất Thép bén duyên cùng nấm ( 28/02/2024 )
Khi còn làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin (IT), vùi đầu vào công việc và phải thường xuyên thức khuya để chạy dự án, chị bị thoát vị đĩa đệm cột sống. Sau thời gian dài chữa trị mà bệnh hầu như không thuyên giảm, tương lai gần như khép lại khi một chân bị liệt và không thể di chuyển. Được một người em tặng một ít nấm linh chi uống thử, chị Hiế...
Tăng trưởng kinh tế dưới tác động của sản phẩm trí tuệ ( 19/01/2024 )
Các nguyên thủ quốc gia toàn cầu không ngừng tìm kiếm các chính sách giúp kích cầu tăng trưởng kinh tế, tập trung vào đổi mới sáng tạo là một hướng đi vô cùng được ưu tiên. Điều này thể hiện rõ trong việc Liên minh châu Âu (EU) ra Chính sách phát triển thị trường kỹ thuật số hoặc Trung Quốc ban hành chính sách đổi mới sáng tạo trong kế hoạch năm nă...
✭ BÀI VIẾT LIÊN QUAN |
Truy cập hôm nay : 22
Truy cập trong 7 ngày :149
Tổng lượt truy cập : 17,194
|