21/12/2022 Lượt xem: 220
Đó là thông tin của đồng chí Vương Quốc Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng tại chuyến khảo sát mô hình sản xuất lúa - cá trên địa bàn thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng), vào ngày 26/10. Cùng tham gia đoàn khảo sát có đồng chí Huỳnh Ngọc Nhã - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lãnh đạo các sở, ban ngành liên quan.
Đoàn khảo sát đến tham quan thực tế ruộng lúa sản xuất lúa - cá của một số hộ dân trên địa bàn xã Long Bình, thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng). Ảnh: THÚY LIỄU Theo đó, đoàn khảo sát thực tế ruộng sản xuất lúa - cá của hộ ông Lê Văn Dũ và hộ ông Lê Văn Ít, xã Long Bình, thị xã Ngã Năm - đây là 2 trong số hàng trăm hộ dân trên địa bàn một số xã của thị xã Ngã Năm tận dụng ruộng canh tác lúa của gia đình khi thu hoạch xong để vây lưới bắt cá trong tự nhiên vào mùa nước lũ, kết hợp thả nuôi thêm một số giống cá có giá trị kinh tế cao, như: cá sặc rằn, cá lóc, cá trê vàng, cá rô… trong ruộng để nuôi dưỡng cá, chờ ngày thu hoạch. Theo chia sẻ từ ông Dũ và ông Ít, thông qua việc tận dụng nước lũ về trên ruộng, kết hợp thả thêm cá vào ruộng, thì sau khi nước lũ rút, số lượng cá thu về hàng tấn, đem lại thu nhập từ 40 triệu - 70 triệu đồng/vụ (hơn 3 tháng), với diện tích đất ruộng bình quân khoảng 4 - 6ha. Đồng chí Vương Quốc Nam cho rằng, việc sản xuất lúa - cá trong hộ dân tại thị xã Ngã Năm mới hình thành lại trong những năm gần đây. Để đánh giá hiệu quả mô hình, lãnh đạo UBND tỉnh tổ chức chuyến khảo sát thực tế, nhằm xem lại mô hình nếu có hướng phát triển tốt, sẽ cho thí điểm làm mô hình, vì Ngã Năm thuộc địa phương vùng trũng, thường chỉ làm 2 vụ lúa/năm. Bởi vào tháng 8, 9, 10 hàng năm, nước lũ về kèm lượng nước mưa nên bà con không thể sản xuất lúa. Chính vì vậy, người dân tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có trong mùa nước vừa bắt cá tự nhiên, vừa nuôi thêm một số loại cá, để tạo thu nhập xen canh với cây lúa. Đồng chí Vương Quốc Nam nhấn mạnh, vùng đất thị xã Ngã Năm có điều kiện thuận lợi trong việc duy trì, phát triển cá tự nhiên. Do vậy, hướng khả thi để duy trì sản xuất lúa - cá vùng này là thành lập tổ hợp tác có diện tích 5ha, 10ha trở lên, với đê bao khép kín, Nhà nước hỗ trợ người dân làm mô hình để nhân rộng mô hình. Cùng với đó, ngành chuyên môn phải đánh giá diện tích, sản lượng, giống, thị trường… trong vùng sản xuất lúa - cá, nhằm hình thành mô hình thật bền vững. THÚY LIỄU (Nguồn: Báo Sóc Trăng)
‘Cô Dừa’ đưa nông sản Việt vào mỹ phẩm ( 22/04/2024 )
Những nguyên liệu như dầu dừa, hoa bưởi, củ gừng, củ nghệ, cây sả, hoa hồng, trái chúc… qua bàn tay tinh chế của chị Ngô Thị Kiều Dương đã trở thành những loại mỹ phẩm phù hợp với làn da phụ nữ Việt. Hiện trong mỗi loại mỹ phẩm của công ty có đến 60-70% hàm lượng nông sản từ địa phương....
Từ một triển lãm, mơ về những startup Việt khỏe khoắn ( 15/04/2024 )
Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (Techfest) và Tuần lễ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp TPHCM (Whise) đã diễn ra vào cuối tháng 11/2023 vừa qua tại TPHCM, với 200 gian hàng của các startup công nghệ của Việt Nam và Hàn Quốc....
Cô gái Đất Thép bén duyên cùng nấm ( 28/02/2024 )
Khi còn làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin (IT), vùi đầu vào công việc và phải thường xuyên thức khuya để chạy dự án, chị bị thoát vị đĩa đệm cột sống. Sau thời gian dài chữa trị mà bệnh hầu như không thuyên giảm, tương lai gần như khép lại khi một chân bị liệt và không thể di chuyển. Được một người em tặng một ít nấm linh chi uống thử, chị Hiế...
Tăng trưởng kinh tế dưới tác động của sản phẩm trí tuệ ( 19/01/2024 )
Các nguyên thủ quốc gia toàn cầu không ngừng tìm kiếm các chính sách giúp kích cầu tăng trưởng kinh tế, tập trung vào đổi mới sáng tạo là một hướng đi vô cùng được ưu tiên. Điều này thể hiện rõ trong việc Liên minh châu Âu (EU) ra Chính sách phát triển thị trường kỹ thuật số hoặc Trung Quốc ban hành chính sách đổi mới sáng tạo trong kế hoạch năm nă...
✭ BÀI VIẾT LIÊN QUAN |
Truy cập hôm nay : 32
Truy cập trong 7 ngày :157
Tổng lượt truy cập : 15,189
|