17/11/2022 Lượt xem: 175
Hơn chục năm qua, trên địa bàn huyện Trần Đề (Sóc Trăng), nhiều hộ nuôi thủy sản đã phát triển nuôi cá chạch quế, bởi cá chạch quế nhẹ công chăm sóc, ít dịch bệnh. Thời gian nuôi và thu hoạch cá ngắn, có thể nuôi được từ 2 - 3 vụ/năm, đặc biệt trong năm 2022, nhiều hộ dân nuôi cá chạch quế rất phấn khởi, do giá cá tăng cao, hộ nuôi thu về lợi nhuận tốt.
Ông Phan Hữu Ngân, ấp Lao Vên, xã Viên Bình, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) bên ao nuôi cá chạch quế, đợt thả nuôi thứ 2 trong năm 2022, cá được hơn 1 tháng tuổi. Ảnh: TL Để tìm hiểu về phát triển nuôi cá chạch quế tại huyện Trần Đề, chúng tôi tìm đến xã Viên Bình - đây là một trong những địa phương tập trung nuôi nhiều cá chạch quế so với các địa phương khác. Phấn khởi đưa chúng tôi đến tham quan khu vực nuôi cá chạch quế của hộ dân tại ấp Lao Vên, lãnh đạo Hội Nông dân xã Viên Bình thông tin, so với các năm trước đây, vụ nuôi cá chạch quế năm 2022 của bà con nông dân vừa đạt sản lượng vừa được giá. Mặc dù giá thức ăn tăng cao nhưng sau khi thu hoạch cá, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận khá cao và đầu ra ổn định. Ghé thăm ao nuôi cá chạch quế của ông Phan Hữu Ngân, ấp Lao Vên, xã Viên Bình, huyện Trần Đề, đúng lúc ông đang cho đàn cá ăn. Quan sát ao nuôi cá của ông Ngân thấy phía dưới ao đàn cá dày đặc, có nhiều con cá ăn xong, bụng lật lên mặt nước. Chúng tôi ngạc nhiên, thắc mắc khi có nhiều cá chạch quế nằm “tư thế lạ” sau bữa ăn, ông Ngân cười giòn tan chia sẻ: “Không giống như các loại cá nước ngọt khác, con cá chạch quế từ lúc thả nuôi cho đến thu hoạch, phải cho cá ăn liên tục trong ngày. Do vậy, thức ăn phải bổ sung liên tục vào thùng mới kịp cá ăn. Vì vậy, cá lúc nào cũng ăn no căng bụng nên đàn cá thường xuyên nằm lật bụng trên mặt nước”. Theo thông tin từ ông Phan Hữu Ngân, ông nuôi cá chạch quế hơn 5 năm qua, thời điểm này tại địa phương còn ít hộ nuôi và diện tích không nhiều. Tuy nhiên, khi thấy hiệu quả kinh tế con cá chạch quế đem lại, nhiều hộ dân đã chuyển đổi ao nuôi tôm sang nuôi cá hoặc kết hợp nuôi 1 vụ tôm, 1 vụ cá. Riêng với ông Ngân, có diện tích nuôi cá chạch quế 1 ao (tương đương 5.000m2), đây là ao nuôi tôm ông chuyển sang nuôi cá chạch quế, vì nhận thấy con cá chạch dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc. Hơn 5 năm nuôi cá chạch quế, cá không gặp bất cứ loại dịch bệnh nào, mặc dù cá ăn liên tục trong ngày. Do vậy, trong ao lúc nào cũng có thức ăn đổ xuống, cá ăn không hết, sẽ làm nước trong ao nuôi bị bẩn nên cách 2 ngày phải thay nước ao nuôi/lần. Nhằm đảm bảo nước lấy vào ao nuôi không bị nhiễm mặn hay bị phèn, thì ngoài ao nuôi cá, người nuôi cần phải chuẩn bị thêm ao chứa nước riêng biệt. Khi lấy nước vào ao nuôi cá thì sẽ bơm nước vào ao nước riêng biệt, sau đó tiến hành xử lý nước xong mới đưa trở vào ao nuôi. Như thế sẽ đảm bảo nguồn nước lấy từ sông, kênh, rạch vào ao nuôi an toàn, giúp cá tăng trưởng nhanh. Mặc dù cá không gặp các loại dịch bệnh, nhưng do cá ăn liên tục cả ngày nên cần phòng ngừa bệnh đường ruột cho cá bằng cách bổ sung men tiêu hóa 1 lần/tuần, suốt quá trình nuôi. Đến thời điểm trước thu hoạch cá 2 tuần, thì ngưng bổ sung men tiêu hóa cho cá, để đảm bảo cá an toàn vệ sinh thực phẩm cung cấp đến người tiêu dùng. Với diện tích nuôi 1 ao cá chạch quế, sau thu hoạch sản lượng cá thu về 8 tấn, giá bán cá thời điểm hiện tại là 84.000 - 86.000 đồng/kg, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận thu về hơn 270 triệu đồng. Đồng chí Lê Trung Tuấn - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Viên Bình cho biết: “Ngoài sản xuất lúa, xã còn có diện tích nuôi tôm nước lợ 200ha và 150ha nuôi cá các loại, trong đó diện tích nuôi cá chạch quế hơn 52ha, tập trung tại địa bàn 2 ấp Lao Vên và Trà Ông. So với cùng kỳ các năm trước, thì vụ nuôi cá chạch quế năm 2022, hộ nuôi thu về lợi nhuận khá, đầu ra tốt. Tuy nhiên, phần lớn hộ nuôi cá chạch quế theo hình thức tự phát, địa phương chưa có quy hoạch diện tích nuôi loài cá này, bởi đầu ra của cá chạch quế chủ yếu tại địa phương và trong nước, chưa có thị trường xuất khẩu. Vì vậy, tới đây, địa phương sẽ hỗ trợ người nuôi thủy sản bằng cách thông tin thị trường và tuyên truyền hộ nuôi lựa chọn loài thủy sản nuôi bền vững, nhằm đảm bảo đầu ra sản phẩm ổn định, sau thu hoạch…”.
THÚY LIỄU (Nguồn: Báo Sóc Trăng)
‘Cô Dừa’ đưa nông sản Việt vào mỹ phẩm ( 22/04/2024 )
Những nguyên liệu như dầu dừa, hoa bưởi, củ gừng, củ nghệ, cây sả, hoa hồng, trái chúc… qua bàn tay tinh chế của chị Ngô Thị Kiều Dương đã trở thành những loại mỹ phẩm phù hợp với làn da phụ nữ Việt. Hiện trong mỗi loại mỹ phẩm của công ty có đến 60-70% hàm lượng nông sản từ địa phương....
Từ một triển lãm, mơ về những startup Việt khỏe khoắn ( 15/04/2024 )
Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (Techfest) và Tuần lễ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp TPHCM (Whise) đã diễn ra vào cuối tháng 11/2023 vừa qua tại TPHCM, với 200 gian hàng của các startup công nghệ của Việt Nam và Hàn Quốc....
Cô gái Đất Thép bén duyên cùng nấm ( 28/02/2024 )
Khi còn làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin (IT), vùi đầu vào công việc và phải thường xuyên thức khuya để chạy dự án, chị bị thoát vị đĩa đệm cột sống. Sau thời gian dài chữa trị mà bệnh hầu như không thuyên giảm, tương lai gần như khép lại khi một chân bị liệt và không thể di chuyển. Được một người em tặng một ít nấm linh chi uống thử, chị Hiế...
Tăng trưởng kinh tế dưới tác động của sản phẩm trí tuệ ( 19/01/2024 )
Các nguyên thủ quốc gia toàn cầu không ngừng tìm kiếm các chính sách giúp kích cầu tăng trưởng kinh tế, tập trung vào đổi mới sáng tạo là một hướng đi vô cùng được ưu tiên. Điều này thể hiện rõ trong việc Liên minh châu Âu (EU) ra Chính sách phát triển thị trường kỹ thuật số hoặc Trung Quốc ban hành chính sách đổi mới sáng tạo trong kế hoạch năm nă...
✭ BÀI VIẾT LIÊN QUAN |
Truy cập hôm nay : 23
Truy cập trong 7 ngày :130
Tổng lượt truy cập : 16,995
|