17/11/2022 Lượt xem: 287
Không biết có phải cái tên của anh ứng với nghề nuôi thủy sản hay không, mà từ khi bắt tay vào nuôi tôm theo mô hình CPF – Combine version 2 đến nay, Nguyễn Văn Thủy (Tám Thủy), ấp Lương Văn Hoành, xã Ngọc Tố, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đều đạt năng suất và lợi nhuận cao.
Tám Thủy (áo đen) và nụ cười trúng mùa với mức lợi nhuận gần 1,9 tỉ đồng. Ảnh: Xuân Trường Ngay từ khi đặt chân vào trại nuôi tôm của anh Tám Thủy, chúng tôi đã thoáng nhận ra sự khác biệt trong việc thiết kế số ao lắng so với ao nuôi ở đây so với một số mô hình CPF – Combine version 2 mà tôi từng thấy ở huyện Mỹ Xuyên. Như hiểu được ý tôi, Tám Thủy cười tươi, giải thích: “Vùng này 6 tháng nước lợ, 6 tháng nước ngọt, nên tôi thiết kế số ao lắng rất nhiều để có đủ nước nuôi tôm quanh năm”. Theo đó, trên diện tích 10ha, được anh thiết kế gồm: 1 ao ương 225m2; 4 ao nuôi lót bạt đáy, mỗi ao 1.200m2; 4 ao tròn nổi, mỗi ao 1.000m2; 4 ao sẵn sàng; 12 ao lắng, trong đó, 6 ao lắng đầu tiên được anh thả nhiều loại cá để giúp xử lý các chất thải lơ lửng, mỗi năm thu hoạch cũng gần 10 tấn cá các loại. Ngoài ra, anh còn thiết kế hệ thống biogas, kênh lắng chất thải, khu xử lý nước… nên mỗi năm anh chỉ cần lấy nước vào 1 lần là có thể sử dụng đủ cho suốt năm. Đối với ao ương (225m2), anh ương trong thời gian 15 ngày thì sang qua ao nuôi giai đoạn 2 (1.200m2). Thời gian nuôi giai đoạn 2 khoảng 30 ngày, anh bắt đầu sang qua 2 ao nuôi giai đoạn 3 nuôi tiếp thêm 15 ngày nữa. Từ 2 ao nuôi giai đoạn 3, anh tiếp tục sang thưa qua cho ao giai đoạn 4 (cũng là giai đoạn cuối của một vụ nuôi). Với quy trình nuôi 4 giai đoạn trên, trong năm 2019, mặc dù chỉ mới đưa vào khai thác 4 ao nuôi lót bạt, nhưng qua 4 vụ nuôi, anh thu hoạch tổng cộng trên 80 tấn tôm, với kích cỡ tôm trung bình 20 - 31 con/kg.
Phía sau khu vực nuôi là khu xử lý nước rất quy mô, đảm bảo xử lý và dự trữ nước để nuôi quanh năm. Ảnh Xuân Trường Anh Thủy chia sẻ: “Thông thường, nếu tôm phát triển tốt và ao nuôi sạch thì khi tôm đạt cỡ 30 - 31 con/kg mình mới tiến hành thu tỉa lần đầu để đảm bảo năng suất và giá bán cao. Riêng lần thu hoạch cuối cùng mật độ tôm chỉ còn khoảng 100 con/kg, nên tôm thường đạt kích cỡ khoảng 20 - 21 con/kg. Nói chung là trong quá trình nuôi, tùy theo sự phát triển của tôm và sức tải của môi trường ao nuôi mà mình quyết định thời điểm cũng như số lần thu tỉa để làm sao đạt được hiệu quả tối ưu nhất”. Ở vụ thu hoạch dứt điểm mới đây vào cuối tháng 8, cũng với 1 ao ương và 4 ao nuôi theo quy trình nuôi 4 giai đoạn, sau 5 lần thu hoạch, anh có tổng cộng 28,5 tấn, gồm: 5,25 tấn tôm cỡ 31,5 con/kg, 4,25 tấn tôm cỡ 28,5 con/kg, 4,1 tấn tôm cỡ 24 con/kg, 5,3 tấn tôm cỡ 21,3 con/kg và 9,6 tấn tôm cỡ 20,9 con/kg. Với sản lượng thu hoạch trên mang về cho anh tổng thu gần 2,7 tỉ đồng, sau khi trừ hết chi phí anh còn lãi gần 1,9 tỉ đồng. Chìa cho chúng tôi xem sơ đồ trại nuôi, anh Tám Thủy giải thích cặn kẽ chức năng cũng như công dụng của từng công trình. “Với một hệ thống ao lắng, ao sẵn sàng như thế này, tôi có đủ nguồn nước mặn để nuôi quanh năm. Đơn cử như đến thời điểm này, độ mặn trên hầu hết kênh rạch trong vùng đều đã về 0%o, nhưng trong ao chứa của tôi vẫn còn 15%o. Do đó, sau khi thu hoạch vụ này xong, tôi sẽ vệ sinh ao nuôi và thả nuôi tiếp tục vì giá tôm được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng từ nay đến đầu năm sau, nhất là tôm thẻ cỡ 20 - 30 con/kg. Trong năm 2020 này, tôi đưa thêm 4 ao tròn nổi vào nuôi để phấn đấu đạt tổng sản lượng tôm khoảng 150 tấn”. Hôm chúng tôi đến đã có một đoàn toàn những hộ nuôi tôm lớn ở TX. Vĩnh Châu đang tham quan, học tập mô hình nuôi tôm của anh. Vậy mà, khi vừa tiễn đoàn khách này đi anh quay sang tôi nói: “Chút nữa tiếp thêm một đoàn nông dân nuôi tôm bên tỉnh Trà Vinh khoảng 20 - 30 người đến tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình của tôi nữa đó”. Anh Phan Quốc Việt – cán bộ Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam phụ trách địa bàn huyện Mỹ Xuyên cho biết: “Mô hình nuôi tôm thẻ nhiều giai đoạn kết hợp thu tỉa nhiều lần do CP chuyển giao cho năng suất và hiệu quả rất cao. Đặc biệt là có thể nuôi tôm về size lớn từ 20 con/kg đến dưới 20 con/kg. Hiện ngoài anh Tám Thủy, trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên nói riêng và tỉnh Sóc Trăng nói chung đã có nhiều hộ nuôi áp dụng mô hình này và hầu hết đều rất thành công”.
Xuân Trường (Nguồn: Báo Sóc Trăng)
‘Cô Dừa’ đưa nông sản Việt vào mỹ phẩm ( 22/04/2024 )
Những nguyên liệu như dầu dừa, hoa bưởi, củ gừng, củ nghệ, cây sả, hoa hồng, trái chúc… qua bàn tay tinh chế của chị Ngô Thị Kiều Dương đã trở thành những loại mỹ phẩm phù hợp với làn da phụ nữ Việt. Hiện trong mỗi loại mỹ phẩm của công ty có đến 60-70% hàm lượng nông sản từ địa phương....
Từ một triển lãm, mơ về những startup Việt khỏe khoắn ( 15/04/2024 )
Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (Techfest) và Tuần lễ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp TPHCM (Whise) đã diễn ra vào cuối tháng 11/2023 vừa qua tại TPHCM, với 200 gian hàng của các startup công nghệ của Việt Nam và Hàn Quốc....
Cô gái Đất Thép bén duyên cùng nấm ( 28/02/2024 )
Khi còn làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin (IT), vùi đầu vào công việc và phải thường xuyên thức khuya để chạy dự án, chị bị thoát vị đĩa đệm cột sống. Sau thời gian dài chữa trị mà bệnh hầu như không thuyên giảm, tương lai gần như khép lại khi một chân bị liệt và không thể di chuyển. Được một người em tặng một ít nấm linh chi uống thử, chị Hiế...
Tăng trưởng kinh tế dưới tác động của sản phẩm trí tuệ ( 19/01/2024 )
Các nguyên thủ quốc gia toàn cầu không ngừng tìm kiếm các chính sách giúp kích cầu tăng trưởng kinh tế, tập trung vào đổi mới sáng tạo là một hướng đi vô cùng được ưu tiên. Điều này thể hiện rõ trong việc Liên minh châu Âu (EU) ra Chính sách phát triển thị trường kỹ thuật số hoặc Trung Quốc ban hành chính sách đổi mới sáng tạo trong kế hoạch năm nă...
✭ BÀI VIẾT LIÊN QUAN |
Truy cập hôm nay : 43
Truy cập trong 7 ngày :157
Tổng lượt truy cập : 15,873
|