Banner Ngày 5/11/2024
Thông báo kết quả Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sóc Trăng lần thứ XIII năm 2024 ( 16/07/2024 )
 17/11/2022 Lượt xem: 171

Chăn nuôi lợn hữu cơ khép kín, áp dụng công nghệ vi sinh đang là một hướng đi mới ở nhiều trang trại trên cả nước. Con giống sạch bệnh, chăn nuôi đúng quy trình và theo chuỗi quản lý từ trang trại đến thị trường, cách làm này vừa giúp nông dân tiết kiệm công sức vừa mang thu nhập cao. Quan trọng, các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học này đang chứng minh khả năng phòng chống dịch tả lợn châu Phi hiệu quả và không gây ô nhiễm môi trường.

 Theo ông Nguyễn Văn Bốn – Phó giám đốc kỹ thuật Công ty Biotech thuộc Tập đoàn Quế Lâm thì những con lợn được nuôi từ khi thả vào chuồng đến khi xuất bán không phải tắm rửa lần nào, nhưng chuồng trại lại không có mùi hôi và rất khô ráo. Việc chăn nuôi lợn theo quy trình của Công ty Biotech thuộc Tập đoàn Quế Lâm, thì người nuôi tiết kiệm 80% nước. Việc không sử dụng nguồn nước tắm lợn và nước rửa chuồng, không có nước thải ra môi trường bên ngoài như sông, hồ nên hạn chế lây lan dịch bệnh.

 Với quy trình chăn nuôi lợn khép kín, giúp kiểm soát tốt dịch bệnh; thức ăn chăn nuôi, nước uống, hệ thống phun sương và đệm lót chuồng điều được trộn men vi sinh nhằm xử lý môi trường triệt để. Công nghệ vi sinh giúp đàn lợn nhanh lớn, đặc biệt là tăng sức đề kháng để chống chịu dịch bệnh.

  Trên thực tế, những đàn lợn nuôi hữu cơ theo công nghệ vi sinh này vượt qua đợt dịch tả lợn châu Phi trong suốt hơn một năm qua.

 Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có đặt ra mục tiêu đến năm 2030, cả nước sẽ có đàn lợn hữu cơ từ 600.000 đến 800.000 con. Việc chăn nuôi an toàn sinh học là hướng đi hiệu quả giúp đàn lợn vượt qua dịch bệnh và tăng giá trị từ 1,5 – 1,8 lần so với chăn nuôi thông thường./.

 

Thiên Hương

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Truy cập hôm nay : 43
Truy cập trong 7 ngày :157
Tổng lượt truy cập : 15,873