Banner Ngày 5/11/2024
Thông báo kết quả Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sóc Trăng lần thứ XIII năm 2024 ( 16/07/2024 )

Việt Nam hiện có 33 tỉnh, thành phố có sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Mặc dù, đi sau so với nhiều quốc gia trên thế giới về các sản phẩm hữu cơ, nhưng sự nổ lực của nhiều doanh nghiệp cũng như nông dân, đã đưa Việt Nam vào danh sách 178 quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia sàn xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

 

Đến thời điểm này, nhiều loại sản phẩm cây trồng hữu cơ đã chính thức đặt chân đến nhiều thị trường thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc. Những thành tựu này đạt được một phần nhờ vào sự cầu tiến của nông dân, đồng thời là tâm huyết lớn của doanh nghiệp.

 Theo anh Võ Văn Tiếng, nông dân sản xuất lúa hữu cơ tại huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, lúc khởi đầu sản xuất lúa hữu cơ anh gặp không ít khó khăn về vốn. Nhưng sau thời gian nổ lực, đã cho ra gạo hữu cơ thương hiệu Tâm Việt, được thị trường đón nhận. Với mồi ha lúa hữu cơ, cho năng suất hơn 4 tấn/vụ, dù thấp hơn cách sản xuất thông thường, nhưng lợi nhuận thu được hơn 18 triệu đồng/ha, cao hơn so với trồng lùa thông thường 8 triệu đồng/ha. Đồng thời, trên ruộng lúa hữu cơ, nông dân có thêm thu nhập từ chăn nuôi vịt, cá, hoa màu mà không mất chi phí thức ăn.jm

 Ngoài ra, cũng phải kể đến những doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam như Ecotiger (TPHCM) và Công ty TNHH Nghiên cứu sản xuất và cung ứng nông sản Viorsa (TPHCM) cũng tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất hữu cơ này. Theo anh Anthony Tô Hiển, Giám đốc Điều hành khu vực Đông Nam Á, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Xây dựng Ecotiger, công ty đã liên kết cùng nông dân sản xuất hữu cơ theo mô hình tôm –lúa tại Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu với năng suất hơn 4 tấn/ha, không có sự chênh lệch nhiều so với sản xuất thông thường. Cho đến nay, doanh nghiệp thu mua lúa hữu cơ cao hơn lúa canh tác thông thường 55%, giúp người sản xuất tăng lợi nhuận so với lúa thông thường gần 10 triệu đồng/ha. Sản phẩm gạo hữu cơ nông dân liên kết với Ecotiger đã nhận được các chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế của Mỹ (USDA), châu Âu (EU) và Nhật Bản (JAS).

 Một hiệu quả nữa là chi phí cho 1ha lúa hữu cơ mất 13 triệu đồng; còn đối với canh tác 1ha lúa vô cơ là 14 triệu đồng. Như vậy, với việc giảm chi phí sản xuất, cho dù giá bán lúa hữu cơ ngang với giá lúa thông thường thì nông dân vẫn có lãi.

 Bên cạnh các sản phẩm trồng trọt đạt chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ của các tổ chức quốc tế, thời hian các sản phẩm của ngành chăn nuôi nhu vịt, thịt lợn, bò sữa, tôm ... đang được tiêu thụ tại thị trường trong nước. Điển hình như tập đoàn TH, hiện đang vận hành trang trại bò sữa hữu cơ với số lượng 1.000 con. Hay như Cà Mau là 1 trong 33 tỉnh, thành phố tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ lớn trên cả nước, sản phẩm chủ lực là con tôm hữu cơ. Toàn tỉnh hiện có 12 doanh nghiệp liên kết sản xuất hữu cơ trên diện tích 20.000 ha, với 4.000 hộ nuôi; trong đó, tôm hữu cơ có sản lượng từ 8.000-9.000 tấn/năm

Quân Trang

(Theo CĐPBKT số 11, tháng 12/2018

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Truy cập hôm nay : 45
Truy cập trong 7 ngày :158
Tổng lượt truy cập : 15,870