04/07/2023 Lượt xem: 155
Các quốc gia đẩy mạnh việc phòng chống biến đổi khí hậu, bao gồm hỗ trợ hydro tái tạo, gói tiết kiệm năng lượng cho các hộ gia đình. Mới đây, cả Việt Nam, Indonesia và Úc đều đã ghi nhận những tiến triển về mặt ngân sách cũng như chính sách dành cho các hoạt động phòng chống biến đổi khí hậu. Tại Đông Nam Á, Thỏa thuận Hợp tác Chuyển dịch Năng lượng Công bằng (JETP) được công bố vào cuối năm 2022 ở Việt Nam và Indonesia thể hiện cam kết đẩy nhanh quá trình chuyển đổi carbon thấp trong khu vực. Thỏa thuận này mang lại nguồn tài chính lớn cho Việt Nam và Indonesia lần lượt là 15,5 tỉ USD và 20 tỉ USD, đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc loại bỏ than đá, đưa vào sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo tại các quốc gia đang công nghiệp hóa.
Climateworks Centre được sáng lập bởi Đại học Monash (Úc) và Quỹ Myer và hoạt động trong Viện Phát Triển Bền Vững Monash.
Tại Indonesia, chính phủ đã thông báo rằng thị trường carbon của nước này mở cửa chào đón các nhà đầu tư quốc tế. Điều này giúp đảm bảo rằng Indonesia sẽ trở thành nguồn tín dụng carbon đáng tin cậy. Còn tại Úc, kể từ khi quốc gia này ban hành mục tiêu phát thải ròng, đây là lần đầu tiên ngân sách liên bang đầu tư hơn 4,5 tỉ AUD để phòng chống biến đổi khí hậu và được dự báo sẽ gia tăng thêm trong tương lai. Liên quan đến việc này, Climateworks Centre, trung tâm cố vấn độc lập với mục tiêu hỗ trợ Úc, Đông Nam Á và Thái Bình Dương trong việc chuyển đổi sang mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, đã và đang nghiên cứu thiết kế một khung pháp lý tổng thể để minh họa cho một kế hoạch thực hiện JETP hiệu quả dựa trên nhận định của chuyên gia quốc tế về các tác động chính sách. Để tăng hiệu quả phối hợp giữa các nỗ lực chính sách và đầu tư, vì sự thịnh vượng chung của khu vực lẫn quốc gia để tạo ra một thế giới với mức phát thải ròng bằng 0, Climateworks Centre đề xuất 4 hướng đi cụ thể cho Cơ quan chuyển đổi Phát thải ròng bằng 0: - Phối hợp hoạt động tài chính, nỗ lực của các doanh nghiệp, cộng đồng và các cơ quan chính phủ ở tất cả các cấp. - Tập trung cụm doanh nghiệp công nghiệp ở cùng một địa điểm, vận hành với 100% năng lượng tái tạo. - Mang lại nguồn tài trợ thông qua quan hệ đối tác đồng đầu tư giữa các cơ quan liên bang và chính quyền tiểu bang. - Tận dụng cơ hội cho lực lượng lao động và ngành công nghiệp. Quyên Nhi/Nhipcaudautu
Thống nhất thực hiện Dự án “Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Sóc Trăng” cho một số sản phẩm trái cây chủ lực tỉnh Sóc Trăng” ( 30/10/2024 )
Sáng ngày 30/10, tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Sóc Trăng, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức họp Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành tư vấn giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện Dự án “Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Sóc Trăng” cho một số sản phẩm trái cây chủ lực tỉnh Sóc Trăng”. Tham dự cuộc họp có đồng chí...
Nâng cao chuỗi giá trị trong sản xuất cây vú sữa tím ở huyện Kế Sách ( 18/10/2024 )
Cây vú sữa là một trong những loại cây trồng chủ lực của huyện Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng) với diện tích hơn 2.200 ha, sản lượng khoảng 34.000 tấn/năm. Trong đó, giống vú sữa Tím có diện tích 1.493 ha, chiếm gần 68% tổng diện tích trồng vú sữa....
Thu nhập cao từ mô hình dưa lưới ( 15/10/2024 )
Dưa lưới là một trong những loại nông sản được thị trường rất ưa chuộng trong vài năm trở lại đây. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường về sử dụng sản phẩm dưa lưới, anh Võ Tấn Cường, xã Mỹ Hương, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) đã phát triển trồng dưa lưới gần 3 năm qua và thu nhập khá cao từ mô hình này....
Nuôi cá đăng quầng mùa nước nổi ( 15/10/2024 )
Thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) thuộc khu vực vùng trũng nên hằng năm, mùa nước nổi kéo dài từ tháng 8 đến tháng 11. Đây là thời điểm đã thu hoạch xong vụ lúa Hè - Thu, nước tràn về trên khắp các cánh đồng. Tận dụng nguồn nước trên đồng, nông dân tại một số địa phương trên địa bàn thị xã Ngã Năm nuôi cá đăng quầng (đăng bằng lưới quản lý cá trên ruộng);...
✭ BÀI VIẾT LIÊN QUAN |
Truy cập hôm nay : 43
Truy cập trong 7 ngày :157
Tổng lượt truy cập : 15,873
|