02/04/2025 Lượt xem: 20
Vừa qua, Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Kế Sách phối hợp cùng Công ty cổ phần Chứng nhận và Kiểm nghiệm FAO, Trạm Trồng trọt và BVTV huyện và Ủy ban nhân dân xã Thới An Hội tổ chức trao Giấy chứng nhận VietGAP cho Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Xóm Đồng 2. Theo đó, loại sản phẩm được chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGAP là trái vú sữa, diện tích sản xuất là 28ha của 24 nông hộ với sản lượng gần 730 tấn trái/năm. Trao Giấy chứng nhận VietGAP cho Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Xóm Đồng
Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kế Sách (nay là Phòng Nông nghiệp và Môi trường) quyết định chọn HTX nông nghiệp Xóm Đồng 2 để xây dựng mô hình sản xuất theo quy trình VietGAP do HTX hội đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” trong sản xuất cây vú sữa: Sản phẩm vú sữa của Kế Sách nói chung, xã Thới An Hội nói riêng, đang được ưa chuộng tại thị trường trong và ngoài nước; điều kiện thổ nhưỡng, thủy văn phù hợp cho trồng cây vú sữa và nhà vườn có nhiều kinh nghiệm canh tác cây vú sữa; đặc biệt, nhân lực của HTX có thế mạnh trong liên kết và tiêu thụ sản phẩm.
Thông tin về sự đóng góp của sản xuất theo quy trình VietGAP, ông Phạm Văn Dão – Phó Giám đốc kinh doanh HTX Xóm Đồng 2, cho biết sản phẩm vú sữa của HTX được các siêu thị, cửa hàng trái cây cao cấp tại thành phố Hồ Chí Minh, thủ đô Hà Nội, các tỉnh Tây nguyên và nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước ưa chuộng; uy tín và sản lượng tiêu thụ vú sữa tăng khi được cấp Giấy chứng nhận VietGAP. Theo yêu cầu của bên mua, từng trái vú sữa được dán tem truy xuất nguồn gốc điện tử, từ mã QR trên tem người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc, Giấy chứng nhận VietGAP, Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, Giấy kết quả phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, vi sinh vật, Quyết định công nhận đạt chuẩn OCOP 4 sao… nói cách khác sản phẩm có đầy đủ “giấy căn cước”, “giấy thông hành” nên rất được tin tưởng. Ông Dão cũng đề nghị cơ quan chuyên môn tiếp tục hỗ trợ HTX “nâng cấp” sản xuất vú sữa theo hướng tiêu chuẩn hữu cơ do yêu cầu của một số đối tác lớn để phục vụ cho phân khúc thị trường cao cấp.
Được biết, nhờ có “giấy căn cước”, “giấy thông hành” nên vú sữa của HTX được tiêu thụ cả trong và ngoài nước, toàn bộ sản lượng vú sữa của thành viên trong HTX được bao tiêu với giá cao hơn 10.000 – 15.000 đồng/kg so với bên ngoài. Nhiều thành viên của HTX nông nghiệp Xóm Đồng 2 đã ăn nên, làm ra, thậm chí đã đổi đời, cất nhà kiên cố, mua xe ô tô nhờ trồng cây vú sữa. Theo thống kê, đối vườn cây đã cho trái ổn định, nhà vườn trong HTX thu được lợi nhuận bình quân 250 – 300 triệu đồng/ha/năm.
Phấn khởi từ hoạt động hiệu quả của HTX Xóm Đồng 2, đồng chí Nguyễn Anh Thương – Phó Chủ tịch UBND xã Thới An Hội, trong phần phát biểu của mình đã đề nghị Ban giám đốc HTX quan tâm phát triển thành viên mới, mở rộng diện tích và chủng loại vú sữa. Đồng thời, tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật được quy định trong quy trình VietGAP, mã số vùng trồng, không ngừng cải tiến kỹ thuật để HTX ngày càng phát triển bền vững, đem lại hiệu quả thiết thực cho thành viên HTX và nhà vườn trong khu vực.
Các thành viên trong HTX Xóm Đồng 2 chụp ảnh kỷ niệm Giấy chứng nhận VietGAP
Trong khi đó, đại diện Công ty cổ phần Chứng nhận và Kiểm nghiệm FAO cho biết rất phấn khởi khi tư vấn cho HTX Xóm Đồng 2 vì sự tích cực học hỏi, nghiêm túc tuân thủ các quy định của thành viên theo các tiêu chuẩn của quy trình canh tác VietGAP. Đáp lại sự nhiệt tình của nhà vườn trong HTX, Công ty hứa sẽ định kỳ hỗ trợ HTX thực hiện tốt quy trình canh tác VietGAP, đặc biệt là khâu ghi nhật ký sản xuất.
Trong thời gian tới, bên cạnh việc hỗ trợ HTX xây dựng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, Phòng Nông nghiệp và Môi trường sẽ xây dựng HTX thành mô hình kinh tế tập thể tiêu biểu xuất sắc của địa phương./.
Vũ Bá Quan
Những mô hình sản xuất xanh và bền vững ở Sóc Trăng ( 14/04/2025 )
![]()
Sản xuất nông nghiệp xanh và bền vững xu thế tất yếu trong bối cảnh hiện nay, khi mà các vấn đề về biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên cấp bách. Ở Sóc Trăng, khu vực I – sản xuất nông nghiệp, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, do vậy việc xây dựng và phát triển những mô hình sản xuất nông nghiệp xanh và bền vững là cấp...
“Cha đẻ” của hộp cơm mo cau và câu chuyện phía sau đó ( 26/02/2025 )
![]()
Quảng Ngãi nổi tiếng là "xứ ngàn cau" khi sở hữu hơn 2.000ha, được trồng chủ yếu tại hai huyện Sơn Tây và Nghĩa Hành. Bình thường, người dân chỉ thu hoạch trái cau để bán cho thương lái xuất sang Trung Quốc. Còn mo cau rơi rụng khắp nơi, bị xem là phế phẩm và không có giá trị kinh tế....
Trồng cây ra quả dại mà lại giàu lên, lời 100 triệu/tháng, một người Sóc Trăng tạo ra việc làm cho lối xóm ( 24/02/2025 )
![]()
Cây cà na là loại mọc hoang dại hoặc được trồng ven sông rạch ở ĐBSCL, ít hiệu quả kinh tế, chế biến thành món ăn vặt.Tuy nhiên, loại cây dại này đã giúp anh anh Ngô Tuấn Thanh ở phường 7, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng có thu nhập 100 triệu đồng/tháng, tạo việc làm thu nhập tốt hơn cho nông dân...
Dự kiến khánh thành Khu Công nghiệp Trần Đề vào ngày 25/4/2025 ( 24/02/2025 )
![]()
STO - Sáng ngày 22/2, các đồng chí: Lâm Văn Mẫn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng; Trần Văn Lâu - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng chủ trì cuộc họp nghe báo cáo công tác chuẩn bị khánh thành, đưa Khu Công nghiệp (KCN) Trần Đề vào sử dụng và khởi công xây dựng 2 nhà ...
✭ BÀI VIẾT LIÊN QUAN |
Truy cập hôm nay : 29
Truy cập trong 7 ngày :164
Tổng lượt truy cập : 18,935
|