Banner Ngày 5/11/2024
Thông báo kết quả Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sóc Trăng lần thứ XIII năm 2024 ( 16/07/2024 )

Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam tại Hội nghị “Sơ kết thực hiện 7 mô hình thí điểm vụ thứ nhất thuộc Đề án phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” được tổ chức sáng ngày 04/9/2024 tại Trung tâm văn hóa hội nghị tỉnh Sóc Trăng.

 

Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phát biểu chỉ đạo Hội nghị

 

Đến dự Hội nghị có ông Lâm Văn Mẫn – Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Sóc Trăng; ông Trần Thanh Nam – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng lãnh đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT; ông Vương Quốc Nam – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng; ông Huỳnh Ngọc Nhã – Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Sóc Trăng; đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT và cơ quan chuyên môn của 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; PGs.TS Nguyễn Văn Hùng – Chuyên gia Khoa học cao cấp Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế IRRI; đại diện các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp tham gia vào ngành hàng lúa gạo Việt Nam; đại diện lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Văn phòng đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh, lãnh đạo các Sở, ban, ngành tỉnh Sóc Trăng, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Sóc Trăng; đại diện lãnh đạo UBND, phòng Kinh tế/phòng Nông nghiệp và PTNT, các huyện, lãnh đạo UBND các xã, phường, thị trấn trong vùng Đề án, đại diện các Hợp tác xã tham gia Đề án tại tỉnh Sóc Trăng và phóng viên báo, đài đến dự và đưa tin.

Ông Lê Thanh Tùng – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt báo cáo sơ kết sản xuất 7 mô hình thí điểm tại 5 tỉnh, thành: Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang, Trà Vinh và Sóc Trăng

 

Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe ông Lê Thanh Tùng – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt báo cáo sơ kết thực hiện 7 mô hình thí điểm vụ thứ nhất thuộc Đề án phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030. Theo đó, 7 mô hình sản xuất lúa chất lượng cáo, phát thải thấp được thực hiện thí điểm tại 5 tỉnh, thành: Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang, Trà Vinh và Sóc Trăng, với quy mô khoảng 50ha trên 1 mô hình. Kết quả của vụ lúa Hè Thu 2024 tại 04 mô hình thí điểm đã thực hiện rất khả quan: năng suất lúa trung bình 6,452 tấn/ha, tăng 463kg/ha so với ngoài mô hình; chi phí sản xuất giảm từ 1,6 – 5,3 triệu đồng/ha; lợi nhuận tăng thêm từ 2,3 – 7,6 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình; đồng thời giảm phát thải 30 – 83% kg CO2 tương đương/ha.

 

Ngoài ra, đại biểu còn được nghe báo cáo từ các cơ quan như: Viện Nghiên cứu lúa quốc tế IRRI, Viện Môi trường nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.

PGS-TS. Nguyễn Văn Hùng – Chuyên gia khoa học cao cấp Viện Nghiên cứu lúa quốc tế IRRI báo cáo Kết quả chất lượng canh tác và hiệu quả kinh tế

 

Đại biểu tham dự Hội nghị cũng đã chia sẽ đóng góp nhiều ý kiến liên quan đến quá trình triển khai và kết quả bước đầu thực hiện Đề án tại địa phương. Trong đó có ý kiến thảo luận của Kỹ sư, anh hùng lao động Hồ Quang Cua, tác giả của các giống lúa ST, đặc biệt là ST24 và ST25 được vinh danh là gạo ngon nhất thê giới.

 

Phát biểu chỉ đạo và kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam nhấn mạnh: Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp đã làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của người nông dân trong việc sản xuất lúa, làm thay đổi rõ nét phương thức sản xuất lúa. Nhiều nông dân ban đầu nghi ngại sợ tham gia mô hình sẽ làm giảm năng suất lúa do giảm giống, giảm nước, giảm phân bón, thuốc trừ sâu,.... Tuy nhiên, chỉ mới trải qua 1 vụ sản xuất lúa ban đầu, nhiều nông dân đã mạnh dạn xin tham gia thực hiện mô hình. Việc sản xuất lúa theo mô hình sẽ làm giảm chi phí, giảm phát thải, tăng lợi nhuận; điển hình lúa ST25 vụ Hè Thu 2024 tại Hợp tác xã Hưng Lợi, xã Long Đức, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng: chi phí sản xuất chỉ khoảng 20 triệu đồng/ha; tổng doanh thu lên đến 77 triệu đồng/ha và lợi nhuận 57 triệu đồng/ha. Ngoài ra, việc sản xuất lúa phát thải thấp với nòng cốt là các Hợp tác xã, đã bước đầu hình thành mối liên kết sản xuất bền vững, đảm bảo đầu ra ổn định cho nông dân. Đồng thời, Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp đã nhận được sự ủng hộ, đồng tình của cả hệ thống chính trị từ xã, huyện, tỉnh.

 

Đồng chí Thứ trưởng đề nghị thời gian tới cần xây dựng lịch thời vụ cụ thể cho vụ Đông Xuân 2024 – 2025 và mở rộng quy mô mô hình từ 50 ha lên diện tích lớn hơn; tiếp tục theo dõi, đo đếm lượng phát thải của mô hình so với đối chứng; đào tạo, nâng cao năng lực cho các Hợp tác xã và kêu gọi các doanh nghiệp vào liên kết sản xuất lúa giảm phát thải; nghiên cứu lai tạo các giống lúa chất lượng cao phục vụ cho Đề án; hoàn thiện, thí điểm và nhân rộng các mô hình thủy lợi có hiệu quả; các địa phương tiếp tục chỉ đạo sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2024 – 2025 đạt kết quả tốt, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn theo dõi, tổng hợp số liệu để làm tài liệu tổng hợp chung của Đề án; các tổ chức IRRI, WB, USDA,... tiếp tục đồng hành cùng Đề án; báo cáo kết quả bước đầu thực hiện Đề án cho Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan.

 

Hy vọng, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương, sự đồng hành của các tổ chức lúa gạo trong và ngoài nước, các doanh nghiệp và sự đồng thuận của người dân; Đề án phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 sẽ được thành công, góp phần nâng cao đời sống của người nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi sản xuất lúa gạo lớn nhất cả nước./.

Tăng Thanh Chí

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Truy cập hôm nay : 48
Truy cập trong 7 ngày :157
Tổng lượt truy cập : 15,869