Banner Ngày 5/11/2024
Thông báo kết quả Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sóc Trăng lần thứ XIII năm 2024 ( 16/07/2024 )

Theo bác sĩ Trần Văn Sóng, Phó giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115 (TPHCM), trong vòng 3 năm ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để chẩn đoán và điều trị đột quỵ, bệnh viện đã can thiệp và cứu sống thành công 48% số bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện sau giờ vàng. Các bệnh nhân này đã có thể quay trở lại vận động bình thường và thoát khỏi cảnh tàn phế nhờ phần mềm trí tuệ nhân tạo tại bệnh viện.

Ung dung AI trong y te

Hội đồng nhân dân TPHCM tiếp tục có buổi giám sát tại Bệnh viện Nhân dân 115 về tình hình triển khai thực hiện đề án “Y tế thông minh giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn 2030” vào ngày 27-10. Ảnh: M.T

Ngày 27-10-2022, Ban Văn hóa – xã hội thuộc Hội đồng nhân dân TPHCM tiếp tục có buổi giám sát tại Bệnh viện Nhân dân 115 về tình hình triển khai thực hiện đề án “Y tế thông minh giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn 2030”. Tại đây, bác sĩ Trần Văn Sóng, Phó giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115, cho biết trong giai đoạn thực hiện đề án “Y tế thông minh”, bệnh viện đã triển khai nhiều ứng dụng công nghệ trong điều trị ngoại trú và nội trú như tăng cường công tác số hóa, chuyển đổi thanh toán điện tử, ứng dụng công nghệ trong đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính…

Ngoài ra, từ năm 2019 đến nay, bệnh viện này đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân bị đột quỵ bằng phần mềm RAPID của Trường Đại học Standford (Mỹ). Đây là phần mềm hỗ trợ điều trị hiệu quả và chính xác.

Nếu như trước đây, khi chưa ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, bệnh nhân đột quỵ tắc mạch máu não nhập viện trong 6 tiếng đầu can thiệp điều trị khả quan, sau 6-24 giờ, bác sĩ không thể làm gì để cứu bệnh nhân khỏi nguy cơ tàn phế, tử vong. Giờ đây, mỗi ngày có hai bệnh nhân đột quỵ được đưa đến sau 6 giờ, nhưng thông qua áp dụng phần mềm RAPID sẽ có một người mạnh khỏe và trở về cuộc sống bình thường.

Theo bác sĩ Sóng, trong vòng 3 năm ứng dụng trí tuệ nhân tạo RAPID, đã có 2.215 ca được chẩn đoán và chỉ định can thiệp bằng phần mềm. Có những trường hợp bị đột quỵ từ Lâm Đồng, Cà Mau… đến viện đã quá giờ vàng nhưng vẫn can thiệp hiệu quả. Kết quả ghi nhận 48% người bệnh được can thiệp thành công, quay trở lại vận động bình thường và thoát khỏi cảnh tàn phế nhờ phần mềm trí tuệ nhân tạo tại bệnh viện.

Tuy nhiên, theo Phó giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115, cũng giống như nhiều bệnh viện trên địa bàn TPHCM, quá trình tiến tới y tế thông minh của bệnh viện này vẫn gặp nhiều khó khăn. Đáng chú ý là vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực công nghệ thông tin y tế còn thiếu, rất khó tuyển dụng và giữ chân nhân sự do lương thấp.

Ngoài ra, hạ tầng và thiết bị của bệnh viện cũng thiếu đồng bộ, khó tích hợp và tương thích theo xu hướng phát triển phần mềm. Chi phí về công nghệ thông tin chưa được cơ cấu vào giá dịch vụ khám chữa bệnh, khiến bệnh viện gặp khó nếu muốn phát triển mảng này.

Ông Cao Thanh Bình, Trưởng ban Văn hóa – xã hội thuộc Hội đồng nhân dân TPHCM, cũng lưu ý bệnh viện cần quan tâm hơn đến vấn đề an ninh mạng, bảo mật dự liệu thông tin; xây dựng hệ thống dữ liệu dùng chung nội bộ và liên thông giữa các bệnh viện; xây dựng kế hoạch áp dụng trí tuệ nhân tạo vào các hoạt động của bệnh viện…

Ngoài ra, đại diện của các sở ngành cần ghi nhận ý kiến và tìm giải pháp giải quyết các đề xuất của bệnh viện, những chuyên gia y tế nhằm nâng cao hiệu quả của công tác triển khai Đề án y tế thông minh trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn 2030.

Minh Thảo/KTSG Online

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Truy cập hôm nay : 45
Truy cập trong 7 ngày :158
Tổng lượt truy cập : 15,870