10/01/2023 Lượt xem: 43
Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển thiết bị lọc nước tốc độ cao từ vật liệu CTF, có thể tái chế nhiều lần mà không mất hiệu quả. Nhóm nghiên cứu tại Viện Khoa học và Công nghệ Daegu Gyeongbuk (DGIST), Hàn Quốc, phát triển phương pháp làm sạch nước mới có thể loại bỏ hạt vi nhựa và các chất ô nhiễm khác một cách nhanh chóng, hiệu quả, Interesting Engineering hôm 31/12 đưa tin. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Advanced Materials.
Với mức độ phổ biến của nhựa ngày nay, không ngạc nhiên khi vi nhựa hiện diện ở gần như mọi nơi trên Trái đất, kể cả những khu vực được cho là sạch sẽ. Từ các cực đến những rãnh đại dương sâu nhất và đỉnh núi cao nhất, giới chuyên gia đều tìm thấy hạt vi nhựa. Chúng đang di chuyển lên theo chuỗi thức ăn và chạm đến con người. Một số vật liệu đang được nghiên cứu để loại bỏ hạt vi nhựa là nanocellulose, dây bán dẫn, "cột nano" từ tính và các ống lọc làm từ cát, sỏi, màng sinh học. Trong nghiên cứu mới, chất CTF (khung triazene cộng hóa trị) đóng vai trò then chốt. Vật liệu này rất xốp và có diện tích bề mặt lớn nên có nhiều không gian bên trong để lưu giữ các phân tử thu thập được. Nghiên cứu trước đó cũng cho thấy, các hợp chất tương tự có thể loại bỏ thuốc nhuộm hữu cơ trong nước thải công nghiệp. Nhóm nhà khoa học điều chỉnh để các phân tử trong CTF ưa nước hơn, sau đó cho vật liệu này trải qua quá trình oxy hóa nhẹ. Thử nghiệm cho thấy 99,9% chất ô nhiễm bị loại bỏ khỏi nước chỉ trong 10 giây do bộ lọc hoạt động với tốc độ cao. Ngoài ra, vật liệu này có thể tái chế nhiều lần mà không mất hiệu quả. Trong một thử nghiệm khác, nhóm nhà khoa học đã tạo ra một phiên bản polymer có thể hấp thụ ánh sáng mặt trời, chuyển thành nhiệt rồi sử dụng lượng nhiệt đó để lọc các hóa chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC), cũng là chất ô nhiễm. Dưới tác động của bức xạ mặt trời, cách này có thể loại bỏ hơn 98% VOC. Một nguyên mẫu kết hợp cả hai loại màng có thể loại bỏ hơn 99,9% cả hai loại chất ô nhiễm (vi nhựa và VOC). "Chúng tôi kỳ vọng đây sẽ là một công nghệ toàn cầu với hiệu quả kinh tế cao, có thể lọc sạch nước ô nhiễm và cung cấp nước uống ở cả những khu vực không có điện", giáo sư Park Chi-Young, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết. Theo VnExpress
Những phát minh đáng chú ý của thế giới trong năm 2022 ( 31/01/2023 )
![]()
Năm 2022, Thế giới đã phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng, nhiều vấn đề cấp bách phải đối mặt như nghèo đói, ô nhiễm môi trường. Nhưng tất cả chúng đều là động lực thúc đẩy nhân loại phát triển và là nguồn cảm hứng để con người đã phát minh ra những thứ để giải quyết vấn đề kể từ khi con người tồn tại trên Trái Đất. Đã có một số phát minh trong...
Đức bắt đầu thử nghiệm công nghệ sạc không dây cho xe buýt công cộng ( 09/01/2023 )
![]()
Tại Balingen, Đức, công nghệ sạc không dây năng động dành cho xe điện lần đầu tiên được thử nghiệm trên thực tế, sẽ sạc pin cho một chiếc xe buýt đưa đón cho Garden Show 2023 khi đang chạy....
Làm chủ chuỗi cung ứng từ con chip ( 05/01/2023 )
![]()
Mới đây, Công ty Synopsys (Mỹ) thông báo hỗ trợ Khu Công nghệ cao TP.HCM (SHTP) thành lập trung tâm thiết kế chip thông qua chương trình tài trợ phần mềm. Ông Robert Li, Phó Chủ tịch phụ trách bán hàng cho Synopsys tại Đài Loan và Nam Á, cho biết qua mối quan hệ đối tác với các công ty nước ngoài, Việt Nam có thể thiết kế các vi mạch tích hợp (IC),...
Startup đua vào vũ trụ ( 05/01/2023 )
![]()
Cuộc đua bay vào vũ trụ đang nóng lên với sự tham gia của ngày càng nhiều startup được rót vốn lớn. Chuyến bay dưới quỹ đạo với quãng đường 89,5 km chỉ kéo dài trong vài phút ngắn ngủi. Nhưng đối với Ấn Độ, tên lửa phóng bởi Skyroot Aerospace vào ngày 18/11/2022 - tên lửa đầu tiên do một công ty tư nhân phát triển - là một sự kiện mang tính lịch sử...
✭ BÀI VIẾT LIÊN QUAN |
Truy cập hôm nay : 121
Truy cập trong 7 ngày :867
Tổng lượt truy cập : 4,345
|