14/04/2025 Lượt xem: 40
Ngày 11/04/2025, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tự đánh giá kết quả thực hiện Đề tài “Hệ thống phân tích dữ liệu thông minh về chỉ số dịch vụ công trực tuyến tỉnh Sóc Trăng” do Trung tâm Công nghệ số tỉnh Sóc Trăng Chủ trì và Ths. Dương Văn Nhân là Chủ nhiệm. Ảnh: Hội đồng KH&CN họp tự đáng giá Đề tài.
Nhằm xây dựng một nền hành chính nhà nước trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội thì cần thiết phải có các hoạt động cải cách hành chính. Trong đó, dịch vụ công trực tuyến được xem là một giải pháp hiệu quả thực chất trong quá trình cải cách hành chính của Quốc gia. Dịch vụ công trực tuyến được xem là một bước tiến mới giải quyết các vấn đề, hạn chế của dịch vụ hành chính công hiện nay. Thực hiện ứng dụng dịch vụ công trực tuyến trên phạm vi cả nước sẽ đem đến những lợi ích cho cả bên cung cấp là cơ quan Nhà nước và bên tiếp nhận là người dân và doanh nghiệp.
Hệ thống Dịch vụ công trực tuyến tỉnh Sóc Trăng (Địa chỉ truy cập: https://dichvucong.soctrang.gov.vn/) ra đời không chỉ nhằm nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính trong các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh nhà, mà còn với mục đích nâng cao trải nghiệm cho người dùng (Users) là các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo các số liệu thống kê, báo cáo trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng hiện nay thì tỷ lệ người dùng đăng ký hồ sơ bằng hình thức trực tuyến (toàn trình và một phần) là rất thấp.
Ảnh: Cổng dịch vụ hành chính công tỉnh Sóc Trăng.
Vì vậy, Đề tài “Hệ thống phân tích dữ liệu thông minh về chỉ số dịch vụ công trực tuyến tỉnh Sóc Trăng”nhằm thực hiện nghiên cứu xây dựng hệ thống có chức năng cảnh báo kịp thời và phát hiện các thuộc tính (dữ liệu) có khả năng ảnh hưởng đến điểm số (cao và thấp) của chỉ số dịch vụ công trực tuyến để đưa ra định hướng, quyết định và chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo. Các thông tin được thể hiện theo từng lĩnh vực, cơ quan, đơn vị xử lý nhằm giúp trực quan hóa tình hình, quy trình xử lý hồ sơ, thủ tục của cơ quan nhà nước đối với hồ sơ của người dân và doanh nghiệp. Hệ thống giúp lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng và các cơ quan, đơn vị có thể theo dõi, giám sát, tra cứu tình hình xử lý hồ sơ để kịp thời ra quyết định, điều hành nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Ảnh: Các yếu tố ảnh hưởng đến DVCTT được hiển thị trên Dashboard của IOC Sóc Trămg
Đề tài “Hệ thống phân tích dữ liệu thông minh về chỉ số dịch vụ công trực tuyến tỉnh Sóc Trăng” được ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo tiên tiến, hiện đại với phương pháp nghiên cứu lý thuyết, thu thập dữ liệu và phương pháp thực nghiệm được áp dụng trong quá trình thực hiện Đề tài.
- Nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu tài liệu, kiến thức liên quan về học sâu (Deep Learning), kiến trúc mô hình LSTM, kiến trúc mô hình Time-series Dense Encoder (TiDE), kiến trúc mô hình Temporal Convolutional Neurel Networks (TCN) và phương pháp học tổng hợp (Ensemble Learning). Trong đó có tham khảo và tổng hợp các tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến nội dung Đề tài.
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Thu thập, trích xuất và chọn lọc các thuộc tính độc lập từ CSDL Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Sóc Trăng để phục vụ cho bài toán xây dựng mô hình dự báo số lượng hồ sơ trực tuyến.
- Phương pháp thực nghiệm: Huấn luyện các mô hình dự báo và thực nghiệm với các mô hình đã huấn luyện trên cùng một tập dữ liệu, kết hợp nhiều mô hình với nhau để so sánh, đối chiếu tìm ra mô hình phù hợp.
Nhìn chung, Đề tài: “Hệ thống phân tích dữ liệu thông minh về chỉ số dịch vụ công trực tuyến tỉnh Sóc Trăng” có khả năng phân tích nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng hồ sơ trực tuyến trong quá khứ; đồng thời, dự báo số lượng hồ sơ trực tuyến và thanh toán trực tuyến trong tương lai. Hệ thống cũng cung cấp các gợi ý về các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số này, hỗ trợ lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng trong việc tra cứu, giám sát, theo dõi chất lượng xử lý hồ sơ và đưa ra quyết định kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, tổ chức và doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này, Nhóm thực nghiệm các mô hình học sâu gồm: LSTM, TCN và TiDE để dự báo số lượng hồ sơ trực tuyến tại Sóc Trăng.
Ngoài ra, để nâng cao độ chính xác, phương pháp học tổng hợp (Ensemble Learning) với Stacking được áp dụng. Kết quả cho thấy mô hình Stacking kết hợp cả ba mô hình trên đạt hiệu suất dự báo vượt trội so với từng mô hình đơn lẻ hoặc các phương pháp kết hợp từng đôi. Đối với việc phân tích nguyên nhân phát sinh hồ sơ trong quá khứ, Nhóm nghiên cứu sử dụng ma trận tương quan để xác định các yếu tố ảnh hưởng chính. Dựa trên những kết quả này, Hệ thống dự báo và phân tích đã được tích hợp vào nền tảng quản lý thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Sóc Trăng. Hệ thống cung cấp công cụ trực quan giúp lãnh đạo tỉnh đề ra chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến, tối ưu hóa quy trình và nâng cao chất lượng phục vụ tổ chức, người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
Qua nghiên cứu kết quả Báo cáo tổng hợp, Báo cáo tóm tắt và chạy thực nghiệm (Demo) của Hệ thống, Hội đồng đã thống nhất đánh giá Đề tài: “Hệ thống phân tích dữ liệu thông minh về chỉ số dịch vụ công trực tuyến tỉnh Sóc Trăng” đã "Đạt" được 04 mục tiêu và 12 nội dung, nhiệm vụ cụ thể theo Hợp đồng.
Đây cũng là kết quả đáng khích lệ để Sóc Trăng tích cực tham gia, tiếp cận kỹ năng ứng dụng công nghệ số và đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong hoạt động của cơ quan nhà nước, hướng đến Chính quyền số đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; đồng thời, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 07-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng khóa XIV về chuyển đổi số tỉnh Sóc Trăng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Trần Phước Minh
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo khoa học “Định hướng nghiên cứu, giải quyết các vấn đề về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 tỉnh Sóc Trăng”. ( 26/04/2025 )
![]()
Hội thảo diễn ra vào ngày 18/4, tại Trung tâm Văn hoá hội nghị tỉnh với sự tham dự của lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, các sở ngành địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học đại diện các Viện, Trường, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh....
Nhà khoa học được miễn trừ trách nhiệm dân sự nếu gây thiệt hại khi nghiên cứu ( 25/02/2025 )
![]()
(PLVN) - Tổ chức, cá nhân hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được miễn trách nhiệm dân sự khi gây ra thiệt hại cho Nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước khi đã thực hiện đầy đủ các quy trình, quy định liên quan trong quá trình triển khai thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa họ...
Giải phóng tư duy, giải phóng năng lực, giải phóng sức sáng tạo nhằm hiện thực hoá mục tiêu đột phá phát triển KH&CN, ĐMST và CĐS ( 25/02/2025 )
![]()
“Giải phóng” là cụm từ trong bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia vào sáng ngày 13-1-2025, đó là “giải phóng tư duy”, “giải phóng năng lực”, “giải phóng sức sáng tạo, nguồn lực”... Khi các rào cản được tháo gỡ, các điểm nghẽn được khắc phục,...
Khoán chi mạnh hơn cho khoa học, công nghệ ( 19/02/2025 )
![]()
Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 15/2, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Tổ 12 gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình và Bắc Kạn....
|
Truy cập hôm nay : 32
Truy cập trong 7 ngày :165
Tổng lượt truy cập : 18,931
|