27/01/2023 Lượt xem: 245
Trước đây, nước mưa có thể được sử dụng để làm nhiều việc, bao gồm cả nấu ăn, đun nước uống. Nhưng giờ thì các nhà khoa học đã khuyến cáo mọi người không dùng nước mưa nữa, vì nước mưa trên khắp thế giới đều chứa nhiều chất gây ung thư. Một nghiên cứu mới đã khẳng định, nước mưa ở khắp mọi nơi trên Trái Đất có chứa nhiều “hóa chất vĩnh cửu” gây ung thư, tới mức cần được cảnh báo rằng “không an toàn để uống”. Cụ thể là các chất PFAS - những loại hóa chất do con người tạo ra - đang lan tràn trong khí quyển, nên chúng có mặt trong nước mưa và cả tuyết ở khắp mọi nơi, bao gồm cả ở những vùng xa xôi hẻo lánh nhất thế giới. Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng, những hóa chất này cực kỳ bền vững trong bầu khí quyển và rất độc.
Nước mưa ở khắp nơi trên thế giới đều ô nhiễm nghiêm trọng. Ảnh: The Hans Giáo sư Ian Cousins của ĐH Stockholm (Thụy Điển), người đứng đầu nghiên cứu, nói: “Dựa trên bảng hướng dẫn của Mỹ về hàm lượng các chất trên trong nước uống, thì nước mưa khắp mọi nơi đều là không an toàn. Mặc dù không phải lúc nào chúng ta cũng uống nước mưa, nhưng rất nhiều người trên khắp thế giới vẫn dùng nước mưa, nước giếng hoặc ao hồ (có bao gồm nước mưa) để nấu ăn”. Nhóm nghiên cứu đã theo dõi suốt cả thập kỷ nay và thấy rằng mức các chất PFAS trong khí quyển không hề giảm đi dù một số nhà sản xuất lớn từ lâu đã không dùng nữa. Điều này cho thấy mức độ bền vững của những hóa chất này và “chúng ta gần như không thể làm gì để giảm mức ô nhiễm PFAS”. Đó là lý do chúng bị đặt biệt danh là “những hóa chất vĩnh cửu”.
Ở nhiều nơi, mọi người vẫn hứng nước mưa để dùng trong sinh hoạt, thậm chí để nấu ăn. Ảnh minh họa: iStock. PFAS có liên quan tới rất nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm ung thư, các vấn đề về nhận thức và hành vi ở trẻ em, khó khăn trong việc mang bầu và sinh con, làm tăng mức cholesterol, các vấn đề về hệ miễn dịch… Trước mắt, do chưa có giải pháp nào cụ thể nên các nhà khoa học chỉ có thể khuyến cáo mọi người ở bất kỳ đâu cũng không dùng nước mưa, đặc biệt là cho mục đích ăn uống. Các hợp chất Per và Polyfluoroalkyl (PFAS) đã được sử dụng từ những năm 1950 trong các sản phẩm công nghiệp và tiêu dùng bao gồm Scotchgard, Teflon, bọt chữa cháy, xi mạ kim loại, sản phẩm chống thấm nước/nhiệt, vải chống ố, thảm, chảo chống dính, sơn, chất đánh bóng, sáp, sản phẩm tẩy rửa, và bao bì thực phẩm. Lính cứu hỏa và quân đội sử dụng bọt dập lửa, có liên quan đến loại chất gây ô nhiễm này. HV(theo HHT)
Tác động của các chất ô nhiễm hữu cơ đến môi trường và sức khỏe con người: Thách thức và giải pháp ( 24/06/2024 )
Ô nhiễm hữu cơ là vấn đề nóng toàn cầu, gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Ngày 19/6, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Tác động của các chất ô nhiễm hữu cơ đến môi trường và sức khỏe con người: Thách thức và giải pháp. Hội thảo nằm trong chuỗi hoạt động kết nối INNOVACONNECT VINFUTURE lần thứ 2 có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành lĩnh vực này,...
Học sinh 14 tuổi sáng chế xà phòng trị ung thư da, được thưởng 25.000 USD ( 19/02/2024 )
Heman Bekele, 14 tuổi, đoạt giải "Nhà khoa học trẻ hàng đầu của Mỹ" và được thưởng 25.000 USD sau khi sáng chế xà phòng điều trị ung thư da....
Giải pháp bao trái: bảo vệ sức khoẻ nông dân, an toàn cho người tiêu dùng ( 18/12/2023 )
Để sản xuất cây ăn trái an toàn và hiệu quả, bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc sinh học ít độc và nhanh phân hủy trong phòng trừ dịch hại, nhà vườn ở Kế Sách còn áp dụng rộng rãi giải pháp bao trái để bảo vệ trái khỏi sự tấn công của sâu rầy. Giải pháp bao trái đem lại lợi ích kép: vừa bảo vệ sức khỏe cho nông dân trực tiếp canh tác vừa an toàn ...
Nghiên cứu: Phát hiện phương pháp biến nhựa đã qua sử dụng thành xà phòng ( 06/09/2023 )
Các nhà khoa học Mỹ đã khám phá ra một phương pháp biến nhựa đã qua sử dụng thành xà phòng, theo tờ The Guardian....
✭ BÀI VIẾT LIÊN QUAN |
Truy cập hôm nay : 45
Truy cập trong 7 ngày :158
Tổng lượt truy cập : 15,870
|