18/12/2023 Lượt xem: 321
Để sản xuất cây ăn trái an toàn và hiệu quả, bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc sinh học ít độc và nhanh phân hủy trong phòng trừ dịch hại, nhà vườn ở Kế Sách còn áp dụng rộng rãi giải pháp bao trái để bảo vệ trái khỏi sự tấn công của sâu rầy. Giải pháp bao trái đem lại lợi ích kép: vừa bảo vệ sức khỏe cho nông dân trực tiếp canh tác vừa an toàn cho người tiêu dùng; vừa tạo ra sản phẩm có mẫu mã đẹp vừa bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Tùy theo loại cây trồng, giai đoạn mang trái nhà vườn có thể phải phun 4-8 lần thuốc bảo vệ thực vật khi canh tác theo tập quán cũ. Áp dụng giải pháp bao trái số lần phun thuốc giảm khoảng 50%, thậm chí có trường hợp không phải phun thuốc. Giảm số lần phun thuốc thì sức khỏe của người phun và môi trường sẽ ít bị ảnh hưởng; trái cây vừa ngon (chất lượng) vừa lành (an toàn). Nhận thức được điều này, tỷ lệ nhà vườn áp dụng giải pháp bao trái ngày càng tăng. Đến nay, giải pháp bao trái đang được áp dụng trên nhiều loại cây như: ổi, mận, vú sữa, xoài, mít, bưởi… với các loại túi bao phù hợp. Theo đó, túi nylon trong sử dụng để bao ổi, mận, vú sữa; túi vải lưới để bao cho bưởi, vú sữa; túi giấy bao trái xoài; túi lưới cước sử dụng để bao trái mít,… Thời điểm bao trái tùy thuộc vào thời gian của giai đoạn mang trái của mỗi loại cây. Từ kinh nghiệm thực tế cho thấy thời điểm bao trái thích hợp đối với mận, ổi và vú sữa, lần lượt là 7-10; 20-30 và 120-150 ngày sau đậu trái. Đối với xoài bao vào thời điểm 30 ngày sau đậu trái (mùa mưa), 45-55 ngày sau đậu trái (mùa nắng). Để bảo vệ trái bưởi khỏi bị tấn công bởi sâu đục trái, thời gian bao trái thích hợp là 30-45 ngày sau đậu trái. Theo thống kê, hiện nay 100% sản lượng ổi và mận hàng hóa được bao trái; tỷ lệ bao trái vú sữa là 60% sản lượng; các loại trái xoài, bưởi, mít tỷ lệ bao trái chiếm 10-30% sản lượng. Bao trái trên mận
Bao trái vú sữa
Theo nhà vườn Trần Anh Nhân (xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách), với các giống ổi đang trồng phổ biến thì trái ổi sẽ phát triển nhanh và không bị chai khi được bao trái; ngược lại, trái không bao sẽ chậm lớn, trái thường bị đèo nên nhỏ hơn, vỏ bị rám nắng nên mẫu mã kém hấp dẫn, chất lượng không ngon. Trong khi đó nhà vườn Nguyễn Văn Thiên (xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách) cho biết: “Bao trái vú sữa tím giúp tăng năng suất (trái nặng hơn, không bị hư do ruồi đục trái), mẫu mã đẹp hơn (vỏ trái bóng hơn, hiếm khi bị trầy xước) nên ngày càng có thêm nhiều nhà vườn hưởng ứng giải pháp bao trái”. Về an toàn vệ sinh thực phẩm của trái cây được bao, ông Sử Quốc Lộc (ấp 3, xã Trinh Phú) nhận định: “Với thời điểm bao 60 ngày trước khi thu hoạch thì bảo đảm không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên trái, không nhiễm ruồi đục trái nên trái vú sữa đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu”. Bao trái trên cây ổi Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp tiếp tục hướng dẫn, nhân rộng giải pháp bao trái để sản xuất cây ăn trái an toàn, hiệu quả và bền vững, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về sản xuất xanh, thân thiện với môi trường./. Vũ Bá Quan – Phòng Nông nghiệp và PTNT Kế Sách
Một số thành tựu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong triển khai thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” ( 06/05/2025 )
![]()
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giữ vị thế quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh. Vùng có diện tích tự nhiên 39.734 km2, chiếm 12,2% diện tích cả nước; dân số khoảng 18 triệu người, chiếm 19% dân số cả nước. Với lợi thế là vùng sản xuất lúa chính của Việt Nam với sản lượng 24 – 25 triệu tấn/năm, chiếm hơn 50% sản lượng lúa...
Tác động của các chất ô nhiễm hữu cơ đến môi trường và sức khỏe con người: Thách thức và giải pháp ( 24/06/2024 )
![]()
Ô nhiễm hữu cơ là vấn đề nóng toàn cầu, gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Ngày 19/6, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Tác động của các chất ô nhiễm hữu cơ đến môi trường và sức khỏe con người: Thách thức và giải pháp. Hội thảo nằm trong chuỗi hoạt động kết nối INNOVACONNECT VINFUTURE lần thứ 2 có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành lĩnh vực này,...
Học sinh 14 tuổi sáng chế xà phòng trị ung thư da, được thưởng 25.000 USD ( 19/02/2024 )
![]()
Heman Bekele, 14 tuổi, đoạt giải "Nhà khoa học trẻ hàng đầu của Mỹ" và được thưởng 25.000 USD sau khi sáng chế xà phòng điều trị ung thư da....
Nghiên cứu: Phát hiện phương pháp biến nhựa đã qua sử dụng thành xà phòng ( 06/09/2023 )
![]()
Các nhà khoa học Mỹ đã khám phá ra một phương pháp biến nhựa đã qua sử dụng thành xà phòng, theo tờ The Guardian....
✭ BÀI VIẾT LIÊN QUAN |
Truy cập hôm nay : 10
Truy cập trong 7 ngày :148
Tổng lượt truy cập : 19,302
|