Banner Ngày 15/1/2025
Thông báo về việc xúc tiến tổ chức Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng cấp huyện năm 2025 ( 14/01/2025 )

Theo Quyết định số 14/2014/QĐ-TTg ngày 14/02/2014 của Thủ tưởng Chính phủ, khái niệm về tư vấn, phản biện và giám định xã hội được hiểu như sau: (1) tư vấn là hoạt động cung cấp tri thức, kinh nghiệm, thông tin, tư liệu cùng với sự phân tích, đánh giá, kiến nghị cho cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền; (2) phản biện là hoạt động đưa ra nhận xét, đánh giá, phê bình và các khuyến nghị về sự phù hợp của nội dung đề án với mục tiêu và các điều kiện đã quy định hoặc thực trạng đặt ra; (3) giám định là hoạt động xác định tính khoa học, tính thực tiễn, tính khả thi của đề án hoặc một vấn đề, một sự việc cụ thể. Theo Quyết định số 14/QĐ-TTg, hoạt động tư vấn, phản biện và giám định của Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên là hoạt động mang tính xã hội (gọi chung là hoạt động tư vấn, phản biên và giám định xã hội - TV,PB&GĐXH), độc lập, khách quan, không vì mục đích lợi nhuận.

 Mục đích của hoạt động TV,PB&GĐXH nhằm đề xuất, tham mưu cho tổ chức Đảng và Nhà nước các cấp những vấn đề lớn về đường lối, chủ trương, chính sách phát triển tầm quốc gia và địa phương. Cung cấp cho các ngành, các cấp có thêm cơ sở, luận cứ khoa học và thực tiễn, độc lập, khách quan phục vụ quá trình xây dựng, thẩm định, phê duyệt hoặc thực hiện đề án, các cơ chế, chính sách; chủ động tham gia, xây dựng, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, xây dựng đội ngũ trí thức; tăng cường sự đoàn kết, hợp tác của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, nâng cao năng và vị thế của Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên trong việc giải quyết các vấn đề thực tiễn ở các ngành, các cấp.

 

Phân loại đề án lấy ý kiến TV,PB&GĐXH. Căn cứ theo quy định tại Điều 3, Quyết định số 14/2014/QĐ-TTg, có thể phân thành 4 loại đề án lấy ý kiến TV,PB&GĐXH: (1) các đề án về đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng; (2) các chương trình, dự án lớn, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KH&CN, GD&ĐT, chính sách xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tưởng Chính phủ; (3) các chương trình, dự án lớn, chủ trương quan trọng của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan đến KH&CN, GD&ĐT, xây dựng, phát triển và phát huy tiềm năng của đội ngũ trí thức; (4) các đề án do Liên hệp Hội Việt Nam và các hội thành viên đề xuất TV,PB&GĐXH, được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyề,

 Hình thức TV,PB&GĐXH. Cho đến nay, hoạt động TV,PB&GĐXH của Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên được thực hiện với các hình thức sau: (1) giới thiệu chuyên gia tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hoặc giám định, giám sát theo yêu cầu (của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các bộ, ngành,...); (2) tổ chức hội thảo, tọa đàm, lấy ý kiến chuyên gia về các vấn đề cần TV,PB&GĐXH (hội thảo trong nước, hội hảo quốc tế); (3) tổ chức nghiên cứu các vấn đề phục vụ cho hoạt động TV,PB&GĐXH dưới dạng đề tài TV,PB&GĐXH hoặc đề án TV,PB&GĐXH (bao gồm nhiều đề tài); (4) tổ chức diễn đàn khoa học hoạt động định kỳ hoặc đột xuất theo chuyên đề (theo Quyết định 501/QĐ-TTg ngày 15/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ); (5) trực tiếp chủ trì hoặc tham gia vào các bước trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề án kinh tế - xã hội liên quan đến KH&CN, GD&ĐT, xây dựng đội ngũ trí thức.

 Hoạt động TV,PB&GĐXH tiến hành với nhiều mức độ khác nhau: (1) cung cấp, chia sẽ thông tin để cơ quan, tổ chức yêu cầu tham khảo về nội dung hoặc phương pháp tiếp cận, nguồn tư liệu, nguồn chuyên gia...; (2) cho ý kiến nhận xét, đánh giá, phản biện một văn bản, một vấn đề nào đó được yêu cầu; (3) cho kết luận giám định xã hội một sự việc nào đó (thí dụ: nguyên nhân gây sự cố công trình, nguyên nhân hủy hoại môi trường, mất an toàn vệ sinh thực phẩm ...); (4) tham mưu, đề xuất, kiến nghị với Đảng Nhà nước những cơ chế, chính sách, sáng kiến pháp luật, giải pháp ... đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội. 

 Hoạt động TV,PB&GĐXH phải đảm bảo các yêu cầu sau: (1) có cơ sở khoa học và thực tiễn, có tính chuyên môn cao; (2) độc lập, khách quan, trung thực; (3) có tính thuyết phục cao (tính thuyết phục ở đây bao gồm cả sự cấp thiết đối với xã hội, tính khả thi của các đề xuất, kiến nghị và hiệu quả kinh tế, xã hội); (4) động cơ và thái độ xây dựng, thể hiện ý thức trách nhiệm của đội ngũ trí thức tham gia đóng góp trí tuệ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển bền vững kinh tế, xã hội.

 

Truy cập hôm nay : 20
Truy cập trong 7 ngày :148
Tổng lượt truy cập : 17,193