TRANG CHỦ   
TƯ VẤN, PHẢN BIỆN & GĐXH 
 
Những vấn đề chung về tư vấn, phải biện và giám định xã hội
 16/01/2024 Lượt xem: 193
Từ nhiều năm nay, một số nghiên cứu tâm lý học đã chỉ ra những hạn chế, giới hạn trong tư duy của con người do những thiên kiến nhận thức. Thiên kiến nhận thức là những cơ chế suy nghĩ tự động dẫn chúng ta đến kết quả là tin vào những thông tin, ý tưởng sai lệch.
Thời xưa, người ta có thói quen làm lễ cầu mưa khi có hạn hán và khi mưa tới thì tin rằng đó là vì nhờ cầu nguyện. Ngày nay cũng thế, không ít người trong chúng ta cho rằng nếu như sau nhiều lần tung xúc sắc không ra số 6, thì lần tới khả năng rơi vào số 6 sẽ cao hơn, trong khi trên thực tế thì khả năng này không hề cao hơn bất cứ con số nào khác – đều là 1 trên 6. Một ví dụ khác, người chơi xổ số thường cho rằng những dấu hiệu hay cử chỉ vô nghĩa có thể mang lại may mắn cho mình. Nói tóm lại, con người có thói quen hình dung mối liên hệ nguyên nhân – hậu quả giữa một hành động với một sự kiện, trong khi trên thực tế, có thể là không có mối quan hệ nhân quả nào cả. Theo nhà nghiên cứu tâm lý học Thierry Ripoll, những thiên kiến nhận thức là kết quả của một quá trình tiến hóa sinh học của loài người. Điểm mạnh của việc hình dung mối quan hệ nhân quả là cho phép tổ tiên loài người tồn tại trong môi trường thiên nhiên khắc nghiệt, ví dụ như giúp nhận ra những thực phẩm gây độc hay các mối nguy hiểm khác. Đây cũng là yếu tố giúp con người có những phát triển kỹ thuật, khoa học. Tuy nhiên, mặt trái của nó là chúng ta nhìn thấy mối quan hệ nhân quả ở khắp nơi, kể cả ở nơi… không có. Không tin vào sự ngẫu nhiên sẽ giúp người ta có cảm giác “làm chủ” tình thế, mang lại cảm giác an tâm. Trong quyển sách “Not Born Yesterday: The Science of Who We Trust and What We Believe” (tạm dịch “Chúng ta không ngu ngốc: Khoa học về tin ai, tin vào cái gì”), nhà nghiên cứu Hugo Mercier cho rằng loài người không thể tồn tại và phát triển nếu như không có một cơ chế “cảnh giác”. Thường trong hoàn cảnh đặc biệt như khi nguy cấp, khi không đủ thông tin hay khi không thể tập trung suy nghĩ, thì chúng ta thường có khuynh hướng nghi ngờ độ chính xác của thông tin nhận được. Trong khi đó, chúng ta lại có khuynh hướng “thiên kiến khẳng định”, tức là thường tin vào những thông tin phù hợp với thiên kiến đã có. Điều này một lần nữa cho thấy cơ chế cảnh giác của con người: khi chúng ta không có một nguồn tin tin cậy, thì chúng ta thường có thái độ nghi ngờ. Tuy nhiên, để thao túng người khác cũng không hẳn là khó, nếu như hiểu được cơ chế tư duy nói trên. Một khi chúng ta tin vào thông tin sai lệch lại càng dễ để làm cho chúng ta tin vào những thông tin sai lệch đó, thậm chí dễ hơn là làm cho chúng ta thay đổi quan niệm. Hơn nữa, khi người ta không còn tin vào các nguồn tin “chính thống” như chính phủ, truyền thông, chuyên gia, họ sẽ càng có khuynh hướng khẳng định thiên kiến nhận thức của bản thân hơn là tìm hiểu kỹ vấn đề. Điều này giải thích tại sao càng ngày càng có nhiều người chống vaccine hay tin vào các thuyết âm mưu kỳ quái và phi logic. G iải Nobel kinh tế 2020 đã được trao cho nhà tâm lý học Daniel Kahneman, vì ông chỉ ra rằng chúng ta thường đưa ra những quyết định sai lệch dưới góc độ kinh tế. Một số nghiên cứu theo hướng của Daniel Kahneman cho thấy tư duy con người có giới hạn hơn chúng ta tưởng và chúng ta thường bị cảm xúc hay thiên kiến nhận thức “dắt mũi”, dẫn đến việc đưa ra các quyết định không mấy đúng đắn. Vì thế, hiểu được những thiên kiến nhận thức của bản thân chính là một trong những cách để tránh bị thao túng. Theo ông Hugo Mercier, hiểu được sự phức tạp của một vấn đề sẽ giúp chúng ta có cái nhìn cởi mở hơn với nhiều luồng quan điểm khác nhau. Từ nhiều năm trở lại đây, chúng ta cũng nói nhiều hơn đến tư duy phản biện, cho dù đây không hề là một khái niệm mới mẻ. Tư duy phản biện có thể hiểu đơn giản là cách chúng ta đặt câu hỏi nghi vấn đối với những quan niệm, thông tin tiếp nhận được thay vì tin, chấp nhận hoàn toàn. Tư duy phản biện cũng là cách lật lại vấn đề, nghi ngờ chính quan điểm của bản thân, để hiểu rõ hơn. Nhìn chung, tư duy phản biện là một thái độ đối với môi trường xung quanh: coi những thông tin, sự kiện như câu hỏi, thay vì coi như những tác nhân khẳng định lại quan điểm, cái nhìn đã có. Tất nhiên, ở mỗi thời điểm lịch sử, khái niệm tư duy phản biện có thể khác nhau. Ví dụ, ở thế kỷ thứ 4 trước công nguyên, đối với Socrate, chúng ta luôn cần tìm kiếm “sự thực” nếu như chúng ta muốn hiểu sự vật. Sau những đêm trường Trung cổ tăm tối thì từ thế kỷ 15 trở đi, nhờ sự ra đời của kỹ thuật in, tư duy phản biện có cơ hội được hồi sinh. Làn sóng phân tích và chỉ ra những bất hợp lý trong các tài liệu nhờ in ấn mà trở nên phổ biến hơn, đã làm xuất hiện những khuynh hướng ủng hộ tư duy phản biện. Nhà triết học Anh Francis Bacon coi khoa học như việc đập đổ những định kiến, hay như Descartes khuyến khích lật lại vấn đề bằng suy nghĩ, tư duy “tôi tư duy, vì thế tôi tồn tại”. Đối với những nhà tư tưởng của thế kỷ 18, tiến bộ đi kèm với tư duy phản biện. Tiến bộ, vì thế, cũng có nghĩa là hướng tới sự thực cũng như sự tự do tư tưởng. Ngày nay, với cách mạng số hóa, với sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo có thể tạo ra và truyền bá những nội dung sai lệch một cách vô cùng nhanh chóng, con người cũng đang đứng trước những thách thức lớn. Tư duy phản biện, vì thế, càng là yếu tố cần thiết để có cái nhìn chính xác hơn về thế giới chúng ta đang sống. Loài người đang sống trong kỷ nguyên của fake news (tin giả), của các thuyết âm mưu, hay còn gọi là thời đại “hậu sự thật”. Khái niệm “hậu sự thật” trở nên phổ biến kể từ năm 2016, khi nó được bình bầu là từ của năm 2016. Theo từ điển Oxford, “hậu sự thật” chỉ những hoàn cảnh trong đó quan điểm chung của xã hội được hình thành dựa trên cảm xúc và niềm tin cá nhân nhiều hơn là dựa trên các sự việc mang tính khách quan. “Hậu” ở đây ám chỉ rằng “sự thực” đã mất đi sự quan trọng và sự ảnh hưởng của nó tới xã hội. Người ta nói rất nhiều đến “hậu sự thật” trong giai đoạn Brexit và trong giai đoạn bầu cử cũng như cầm quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Đây cũng là giai đoạn đánh dấu sự xuất hiện của chủ nghĩa Trái đất phẳng, của hiện tượng QAnon, của phong trào chống vaccine… Cũng trong hoàn cảnh này, chúng ta nói nhiều đến nguy cơ “phản thông tin” (disinformation – theo nghĩa thông tin cố tình gây nhầm lẫn). Tư duy phản biện ở thế kỷ 21 không hề có nghĩa là nghi ngờ mọi thứ. Tư duy phản biện là một năng lực xã hội, là khả năng suy nghĩ, phân tích và đặt câu hỏi cũng như khả năng chứng minh luận điểm đưa ra. Để có thể có năng lực này, cảm xúc và mong muốn cá nhân không được lấn át đánh giá cá nhân. Hàng loạt nghiên cứu về chủ đề “hậu sự thực” đã dẫn đến sự ra đời của một lĩnh vực mới: khoa học về phản thông tin. Ngành khoa học này có sự tham gia nghiên cứu của các nhà xã hội học, tâm lý học, triết gia, sử gia, chuyên gia công nghệ, ngôn ngữ… với mục đích trang bị cho mỗi cá nhân khả năng tư duy phản biện, một kỹ năng cần thiết để không bị “phản thông tin” thao túng. Thiên Kim/KTSG
Nâng cao hơn nữa vai trò tư vấn, phản biện của đội ngũ trí thức khoa học công nghệ Việt Nam ( 22/08/2023 )
Ngày 19/8, tại Hà Nội, Đài tiếng nói Việt Nam có buổi phỏng vấn với TS Lê Công Lương – Phó tổng thư ký kiêm Trưởng ban Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp Hội Việt Nam và GS.AHLĐ Nguyễn Anh Trí, ĐBQH, Thành viên Ủy ban xã hội của Quốc hội với chủ đề “Làm gì để nâng cao hơn nữa vai trò tư vấn, phản biện của đội ngũ trí thức khoa học công nghệ Việt Nam?...
Một số vấn đề đặt ra đối với hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội ( 16/11/2022 )
Theo Quyết định số 14/2014/QĐ-TTg ngày 14/02/2014 của Thủ tưởng Chính phủ, khái niệm về tư vấn, phản biện và giám định xã hội được hiểu như sau: (1) tư vấn là hoạt động cung cấp tri thức, kinh nghiệm, thông tin, tư liệu cùng với sự phân tích, đánh giá, kiến nghị cho cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền; (2) phản biện là hoạt động đưa ra nhận xét, đán...
Phản biện xã hội cần có dũng khí ( 16/11/2022 )
Phản biện xã hội là trách nhiệm của người trí thức đồng thời là chức năng chính của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Để thực hiện tốt trách nhiệm này đòi hỏi người trí thức ngoài năng lực chuyên môn, kinh nghiệm, sự hiểu biết các quy định của pháp luật thì điều cần nhất là phải có bản lĩnh, có dũng khí....
Quá trình thể chế hóa các quy định về hoạt động TV, PB & GĐXH ( 16/11/2022 )
Tư vấn, phản biện và giám định xã hội (TV,PB&GĐXH) là nhu cầu của xã hội, là trách nhiệm của trí thức khoa học và công nghệ đóng góp công sức, trí tuệ của mình trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ Tổ quốc. Hoạt động TV,PB&GĐXH từng bước được Đảng, Nhà nước quan tâm và đã có nhiều văn bản điều chỉnh hoạt động này, qua đó t...
|
Truy cập hôm nay : 48
Truy cập trong 7 ngày :157
Tổng lượt truy cập : 15,869
|