16/11/2022 Lượt xem: 55
Vào ngày 04/10, Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã công bố Giải Nobel Vật lý năm 2022 được trao cho ba nhà khoa học Alain Aspect (Pháp), John F. Clauser (Mỹ) và Anton Zeilinger (Áo). Giải Nobel Vật lý 2022 vinh danh các nhà khoa học vì “những thí nghiệm với photon ở trạng thái vướng mắc lượng tử, thiết lập sự vi phạm các bất đẳng thức Bell và khoa học thông tin lượng tử tiên phong”. Các nhà khoa học đã có những thí nghiệm mang tính đột phá bằng cách sử dụng các trạng thái liên đới lượng tử, trong đó hai lượng tử hoạt động như một đơn vị duy nhất ngay cả khi chúng tách rời nhau. Các thí nghiệm đã chứng minh tiềm năng trong việc kiểm soát liên đới lượng tử. Kết quả của họ đã mở đường cho công nghệ mới dựa trên thông tin lượng tử. Ba nhà khoa học Alain Aspect (Pháp), John F. Clauser (Mỹ) và Anton Zeilinger (Áo) được trao giải Nobel Vật lý 2022. Đây là giải thưởng thứ hai được công bố trong năm 2022 và là Giải Nobel Vật Lý thứ 116 đươc công bố kể từ năm 1901. Trong số những người đoạt giải Nobel Vật lý, chỉ có 4 nhà khoa học nữ là Marie Curie (năm 1903), Maria Goeppert-Mayer (1963), Donna Strickland (2018)và Andrea Ghez (2020). John Bardeen là học giả duy nhất hai lần đoạt giải Nobel Vật lý vào năm 1956 và 1972. Người đoạt giải trẻ nhất là Lawrence Bragg, ông nhận giải cùng cha mình vào năm 1915, khi mới 25 tuổi. Trong khi đó, người cao tuổi nhất đoạt giải thưởng danh giá này là Arthur Ashkin, đoạt giải năm 2018, khi 96 tuổi. Năm 2021, Giải Nobel Vật lý được trao cho 3 nhà khoa học Syukuro Manabe, Klaus Hasselmann và Giorgio Parisi “vì những đóng góp đột phá cho hiểu biết của chúng ta về các hệ thống vật lý phức tạp”. Hai nhà khoa học Syukuro Manabe (Mỹ) và Klaus Hasselmann (Đức) cùng được trao một nửa giải thưởng Nobel Vật lý năm 2021 cho “việc lập mô hình vật lý về khí hậu Trái Đất, định lượng sự biến đổi và dự đoán đáng tin cậy sự nóng lên toàn cầu”. Nhà khoa học Giorgio Parisi (Italy) được trao một nửa giải thưởng Nobel Vật lý 2021 “vì đã khám phá ra tác động qua lại của sự rối loạn và dao động trong các hệ thống vật lý từ quy mô nguyên tử đến hành tinh”. Mùa giải Nobel năm nay bắt đầu hôm 3/10 với giải thưởng đầu tiên trong lĩnh vực Y Sinh được trao cho nhà khoa học Svante Pääbo của Thụy Điển “vì những khám phá của ông liên quan đến bộ gen của các loài vượn đã tuyệt chủng và sự tiến hóa của con người”. Sau giải Nobel Vật lý, các giải thưởng tiếp theo sẽ được công bố lần lượt trong các lĩnh vực Hóa học, Văn chương, Hòa bình và Kinh tế./.
TA (Theo VTC)/Theo Nobel Prize
Gặp gỡ nữ thầy thuốc tiêu biểu ( 19/04/2023 )
![]()
Tiến sĩ, bác sĩ Lý Ngọc Tú - Trưởng Khoa Nội thần kinh - Đột quỵ (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng) là thầy thuốc giỏi, yêu nghề, có trình độ chuyên môn cao, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần cùng với bệnh viện trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân....
Người ươm mầm khoa học kỹ thuật Việt Nam ( 31/03/2023 )
![]()
Giáo sư, viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng, Nhà khoa học, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Giải thưởng Hồ Chí Minh , giải thưởng Lúa thế giới; Nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam....
Chân dung giáo sư Việt được vinh danh với công nghệ 6G ( 17/02/2023 )
![]()
Giáo sư Dương Quang Trung tại ĐH Queen’s Belfast, Anh được trao 2 giải thưởng cho 2 công trình liên quan tới công nghệ 6G tại hội nghị IEEE GLOBECOM 2022. Hai công trình gồm "Ứng dụng lý thuyết trò chơi trong nghiên cứu tối ưu hóa tích hợp mạng vệ tinh - mặt đất cho mạng 6G" và "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để giải quyết bài toán về băng thông rộng ch...
Người đặt nền móng xây dựng Liên hiệp Hội Việt Nam ( 02/02/2023 )
![]()
Hướng tới kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam), 26/3/1983-26/3/2023, VUSTA trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc về cuộc đời và sự nghiệp Giáo sư, viện sĩ Trần Đại Nghĩa - Người đặt nền móng, Chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp Hội Việt Nam (nhiệm kỳ 1983-1988)....
✭ BÀI VIẾT LIÊN QUAN |
Truy cập hôm nay : 25
Truy cập trong 7 ngày :168
Tổng lượt truy cập : 7,191
|