23/10/2023 Lượt xem: 111
Giải Nobel Y sinh năm 2023 đã gọi tên hai nhà khoa học Katalin Karikó và Drew Weissman nhờ công trình nghiên cứu về vắc-xin mRNA ngừa COVID-19.
Các nhà khoa học nhận giải Nobel Y sinh 2023. (Ảnh: Chụp màn hình) Hôm 2/10 vừa qua, Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska ở thủ đô Stockholm của Thụy Điển đã công bố giải Nobel Y sinh năm 2023 thuộc về hai nhà khoa học Katalin Kariko, nữ giáo sư chuyên ngành hóa sinh – sinh học phân tử người Hungary và Drew Weissman, nhà khoa học người Mỹ với công trình nghiên cứu về công nghệ mRNA trong sản xuất vắc-xin ngừa COVID-19. Theo Ủy ban Giải thưởng Nobel, những khám phá của hai nhà khoa học Katalin Karikó và Drew Weissman có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển vắc-xin mRNA hiệu quả trong đại dịch bùng phát vào đầu năm 2020. Nhiều chuyên gia cho rằng các nhà khoa học trên xứng đáng nhận được giải thưởng này, trong khi nhiều người đã đưa ra nhận định khác. “Karikó và Weissman nhận giải Nobel, không phải vì phát minh ra vắc-xin mRNA (vì tôi đã làm điều này) mà vì bổ sung psuedouridine cho phép sản xuất không giới hạn độc tố tăng đột biến trên nền tảng vắc-xin an toàn và hiệu quả nếu được phát triển một cách an toàn”, Tiến sĩ Robert Malone, nhà khoa học người Mỹ chuyên nghiên cứu về vắc-xin, cho hay. Được biết, vắc-xin sử dụng công nghệ mRNA với các biến đổi về mặt hóa học, bao gồm cả việc thay thế nucleotide uridine bằng pseudouridine. Tiến sĩ Malone cho biết rằng những biến đổi đó đã làm thay đổi một cách tiêu cực tính ổn định của RNA và dẫn đến việc phát hiện ra tình trạng mRNA hoặc protein tăng đột biến ở nhiều bộ phận khác nhau của những người đã tiêm chủng trong vài tuần hoặc thậm chí vài tháng sau khi họ tiêm vắc-xin. Từ năm 1901 đến nay, Ủy ban Nobel đã trao tổng cộng 112 giải Y Sinh. Người trẻ nhất từng đoạt giải là nhà khoa học Frederick G. Banting, được vinh danh khi mới 32 tuổi, vì đã khám phá ra insulin. Người cao tuổi nhất là Peyton Rous cho công trình phát hiện virus gây khối u. Ông được xướng tên năm 1966, ở tuổi 87. Sau giải Nobel Y Sinh, chủ nhân giải thưởng Nobel Vật lý sẽ lộ diện vào ngày 3/10, Hóa học ngày 4/10 và Văn học ngày 5/10. Giải Nobel Hòa bình là giải thưởng duy nhất được công bố ở Oslo (Na Uy) ngày 6/10. Trong khi đó, giải Nobel Kinh tế sẽ khép lại Tuần lễ Nobel vào ngày 9/10. Phan Anh/Trithucvn.co
Giáo sư Tiến sĩ Võ Tòng Xuân với nông nghiệp, nông dân và nông thôn Sóc Trăng ( 18/10/2024 )
Giáo sư Tiến sĩ (GSTS) Võ Tòng Xuân – sau đây xin được gọi theo cách thân mật là Thầy Xuân, có rất nhiều hoạt động gắn bó với nông nghiệp, nông dân và nông thôn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng....
9 GS, TS Việt lọt top 10.000 nhà Khoa học ảnh hưởng nhất thế giới năm 2024 ( 02/10/2024 )
Nhà xuất bản Elsevier vừa công bố danh sách xếp hạng các nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới. Các nhà khoa học được phân chia vào 22 lĩnh vực khoa học và 176 lĩnh vực phụ (ngành/chuyên ngành)....
Một trí thức lớn trong chế độ cũ, vì sao không ra đi? ( 12/08/2024 )
GS.TSKH Chu Phạm Ngọc Sơn là chuyên gia đầu ngành về hoá học trước năm 1975, được mời sang Mỹ sinh sống và làm việc khi chính quyền Sài Gòn sắp sụp đổ nhưng ông quyết định ở lại, dù đối mặt với nhiều khó khăn, thậm chí đánh đổi cả hạnh phúc gia đình… Vì sao người trí thức ấy đã chọn con đường ở lại?...
‘Nông dân giàu thì nước ta giàu’ ( 18/07/2024 )
Giáo sư Tiến sĩ Võ Tòng Xuân, nhà khoa học Việt Nam đầu tiên nhận Giải thưởng VinFuture 2023, thường nhắc lại câu nói của Bác Hồ: “Nông dân giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”…...
✭ BÀI VIẾT LIÊN QUAN |
Truy cập hôm nay : 48
Truy cập trong 7 ngày :157
Tổng lượt truy cập : 15,869
|