16/11/2022 Lượt xem: 170
Sáng 9/11 tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo Nâng cao hiệu quả thực hiện Kết luận số 36 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn hồ đập. Hội thảo do Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp và Hội Thủy lợi Việt Nam phối hợp tổ chức với sự tham dự của hơn 50 chuyên gia là các nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực tài nguyên môi trường, phòng chống thiên tai..
Quang cảnh hội thảo Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng cho biết: Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nguồn tài nguyên nước khá phong phú, dồi dào. Tổng lượng nước mặt trung bình khoảng 840 tỷ m3/năm. Với hơn 7.500 đập, hồ chứa đã tạo nên dung tích trữ nước chủ động trên 70 tỷ m3. Tuy nhiên, nguồn nước của Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng sụt giảm về trữ lượng do tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng; thay đổi chế độ dòng chảy; sự phụ thuộc nhiều vào nguồn nước sản sinh từ bên ngoài lãnh thổ; thoái hóa rừng làm giảm khả năng giữ nước, điều hòa nguồn nước. Bên cạnh đó, quá trình phát triển kinh tế - xã hội, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa; sự gia tăng của dân số và nhu cầu sử dụng nước phục vụ dân sinh và sản xuất, kinh doanh ngày càng tăng nhanh, tình trạng ô nhiễm nguồn nước chưa được giải quyết triệt để đã làm suy giảm chất lượng nước.
Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng phát biểu khai mạc Chủ tịch Phan Xuân Dũng đánh giá, thời gian qua, Nhà nước đã bố trí gần 10.000 tỷ đồng để sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn cho hơn 800 hồ chứa. Tuy nhiên, vẫn còn đến 1.200 hồ chứa bị hư hỏng xuống cấp, chưa được sửa chữa, nâng cấp, trong đó có 200 hồ chứa hư hỏng nghiêm trọng cần xử lý cấp bách. Trong thời gian tới, nếu không có giải pháp đột phá, Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ mất an ninh nguồn nước và mất an toàn đập, hồ chứa nước, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống Nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội… Theo Chủ tịch Hội Thuỷ lợi Việt Nam thì chúng ta có sự hiểu lầm lớn về chức năng của Bộ - cơ quan quản lý nhà nước: Thuỷ lợi không chỉ phục vụ cho riêng ngành Nông nghiệp, cũng như năng lượng không chỉ phục vụ riêng cho ngành công nghiệp. Thuỷ lợi hay năng lượng đều phục vụ cho nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau để phát triển dân sinh kinh tế xã hội. Các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hay Bộ Công thương đều là các cơ quan quản lý nhà nước về những phần việc được Chính phủ giao, là đơn vị quản lý đa ngành, không thể xem như là “Hộ sử dụng” cho các ngành đơn lẻ để cần có Bộ Tài nguyên và Môi trường đứng ra làm nhiệm vụ điều phối và thực tế có điều phối được không? “Muốn bảo vệ, khai thác và phát triển nguồn nước phải nghiên cứu quy hoạch lưu vực sông, tính toán cân bằng nước trên cả một vùng rộng lớn thì từ đó mới đề ra chiến lược, xây dựng quy hoạch và kế hoạch đúng đắn” – Chủ tịch Đào Xuân Học chia sẻ.
Chủ tịch Hội Thuỷ lợi Việt Nam Đào Xuân Học đã đặt ra câu hỏi Vai trò điều phối của bộ Tài nguyên và Môi trường có thực sự phù hợp? Chủ tịch Hội Thuỷ lợi Việt Nam Đào Xuân Học nhấn mạnh: “Không thể không làm quy hoạch cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long mà không tính đến tình hình thượng nguồn sông Mê Kông mà có thể đề ra chiến lược cũng như kế hoạch giải quyết các vấn đề phòng chống lũ, lụt, xâm nhập cải tạo chua phèn, cấp nước và tiêu nước cho đồng bằng sông Cửu Long”. Theo Vụ trưởng Vụ NN&NSNT - Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) Lê Hùng Nam thì cần có giải pháp phi công trình và công trình. Trong đó,cần phải lập mới, điều chỉnh quy hoạch đô thị theo hướng lợi dụng ưu thế tự nhiên để tăng mức độ thích nghi; Phân lưu vực tiêu thoát nước hợp lý có tính đến yếu tố liên kết vùng; Nâng cao năng lực của chính quyền đô thị; Rà soát các dự án thoát nước tại các thành phố, đô thị; Ưu tiên vốn để cải tạo, sửa chữa hệ thống thoát nước cũ...
Vụ trưởng Vụ NN&NSNT - Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) Lê Hùng Nam tham luận Cũng tại hội thảo, chuyên gia Lê Kim Truyền đánh giá Kết luận 36-KL/TW là thời cơ, là điểm tựa để ngành thủy lợi phát triển. Theo bà, để Kết luận 36-KL/TW đi vào cuộc sống, cần phải xây dựng các chương trình. Từ các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nêu trong kết luận 36-KL/TW, bà đề xuất xây dựng 9 chương trình như: Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng về vị trí của tài nguyên nước; tái cơ cấu quản trị ngành nước, rà soát bố sung thể chế chính sách, tăng cường quản lý các công trình xây dựng theo tiêu chuẩn, tiêu chí tiến bộ phù hợp với điều kiện nước ta; rà soát đánh giá qui hoạch thủy lợi và nhiệm vụ, chất lượng các công trình đã có, khả năng tăng thêm dung tích hồ, khả năng trữ nước trong lưu vực sông; áp dụng kinh nghiệm quốc tế và tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng hiệu quả trong quản lý vận hành đảm bảo an toàn hồ đập, giảm thiểu ngập lụt hạ lưu… Hội thảo đã ghi nhận các ý kiến đóng góp, các giải pháp được các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu, tư vấn chính sách về chuyên ngành đưa ra. Đây sẽ là những luận cứ khoa học góp phần nâng cao hiệu quả thực thi Kết luận số 36-KL/TW của Bộ Chính trị trong thời gian tới.
Bà Bùi Kim Tuyến – Trưởng ban Tư vấn phản biện và giám định xã hội Liên hiệp Hội Việt Nam phát biểu tại hội thảo
L.H (Nguồn: VUSTA)
Vĩnh Long “Phát huy hơn nữa vai trò đội ngũ trí thức tỉnh Vĩnh Long trong việc thực hiện nhiệm vụ tư vấn phản biện và giám định xã hội” ( 08/10/2024 )
Sáng ngày 4/10, tại hội trường Khách sạn Phước Thành IV tỉnh Vĩnh Long, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Vĩnh Long tổ chức Hội thảo “Phát huy hơn nữa vai trò đội ngũ trí thức tỉnh Vĩnh Long trong việc thực hiện nhiệm vụ tư vấn phản biện và giám định xã hội”, tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo Liên hiệp Hội các tỉnh ĐBSCL, TP.HCM, lãnh...
Bình Thuận: Phản biện Đề án phát triển cây dược liệu đến năm 2030 ( 28/08/2024 )
Sáng ngày 23/8, tại Hội trường Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo cho ý kiến Dự thảo báo cáo phản biện của Liên hiệp hội về Đề án phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh đến năm 2030....
Học gì để không thất nghiệp? ( 24/04/2024 )
Tỉ lệ thất nghiệp của lao động thanh niên còn cao cho thấy Việt Nam chưa tận dụng được lợi thế của giai đoạn dân số vàng....
Taylor Swift – ngôi sao trong làng… sở hữu trí tuệ! ( 12/04/2024 )
Vào tháng 12-2023, cô ca sĩ trẻ người Mỹ nổi tiếng thế giới Taylor Swift được tạp chí Time bình chọn là “nhân vật của năm”. Đây là nghệ sĩ giải trí đầu tiên trên thế giới nhận được danh hiệu này, vốn trước đây thường dành cho các chính trị gia, hay các nhà kỹ trị nổi tiếng thế giới. Cũng nhân dịp này, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO – World I...
✭ BÀI VIẾT LIÊN QUAN |
Truy cập hôm nay : 43
Truy cập trong 7 ngày :157
Tổng lượt truy cập : 15,873
|