Banner Ngày 5/11/2024
Thông báo kết quả Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sóc Trăng lần thứ XIII năm 2024 ( 16/07/2024 )

Tư vấn, phản biện và giám định xã hội là một nhiệm vụ quan trọng, trong những năm qua, các hội thành viên thuộc hệ thống Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã luôn khẳng định vai trò đặc biệt khi đưa ra những ý kiến tư vấn, phản biện các dự án lớn của đất nước và trở thành một kênh thông tin quan trọng cho các cấp ra quyết định.

 

  Ông Nguyễn Ngọc Long - Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Cầu đường Việt Nam (internet)

 Để tiếp tục nâng cao vai trò của hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội, PV vusta.vn đã có cuộc trao đổi nhanh với các hội thành viên về kế hoạch triển khai hoạt động này trong năm 2018.

 Ông Nguyễn Ngọc Long - Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Cầu đường Việt Nam:

 

Trong năm 2018 này, Hội Khoa học kỹ thuật Cầu đường Việt Nam sẽ chủ động đề xuất với Bộ GTVT và Tổng cục Đường bộ Việt Nam kế hoạch thẩm định, phản biện và nghiên cứu KHCN các dự án xây dựng mới và nâng cấp cải tạo hạ tầng giao thông.

 Ngoài ra, chúng tôi còn tham gia thẩm định, phản biện TKCS và TKKT dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía đông và dự án đường sắt tốc độ cao; Tham gia phản biện, hoàn thiện các văn bản pháp lý và cơ chế chính sách đối với dự án đầu tư hợp tác công – tư; Tham gia phản biện, xây dựng các văn bản pháp luật về Luật đất đai sửa đổi, Luật kỹ sư chuyên nghiệp Việt Nam theo yêu cầu của Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam.

 Ông Trần Quang Châu – Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ Hàng không Việt Nam:

 Nhằm nâng cao và củng cố hoạt động tư vấn, phản biển và giám định xã hội, năm 2018, chúng tôi tiếp tục phát triển Hội cả về chiều rộng và chiều sâu theo hướng nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Hội về mọi mặt. Tăng cường kết nối với các Hội viên tập thể để huy động sức mạnh tổng thể về đội ngũ tri thức khoa học của Hội, đặc biệt là “ lực lượng chất xám nòng cốt” nhằm đưa hoạt động Tư vấn và Phản biện của Hội lên một tầm cao mới.

Ông Trần Quang Châu – Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ Hàng không Việt Nam (internet)

Trước mắt, hoàn thành đề tài Tư vấn phản biện về “Đánh giá kết quả thực hiện Quyết định 4375/QĐ-BGTVT đã được Bộ trưởng Bộ Giao thong Vận tải phê duyệt ngày 27/12/2013 và đề án “ Phát triển nguồn nhân lực ngành Hàng không đến năm 2020”.

Tiếp đó, tiếp tục tư vấn cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc rà soát và thẩm định lại các tiêu chuẩn, qui chuẩn  liên quan đến các chương trình Nhà nước và các bộ ngành để qua đó sửa đổi và bổ sung vào Bộ Luật HKDDVN cho phù hợp với giai đoạn mới của đất nước- giai đoạn mở cửa hội nhập sâu và phát triển đất nước, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các thành phần kinh tế.

Tìm đối tác lâu dài cho Hội trong lĩnh vực nghiên cứu triển khai, đào tạo và sản xuất phụ tùng linh kiện, thiết bị về hàng không, nhất là ưu tiên các dịch vụ phù trợ nền công nghiệp Hàng không trong tương lai gần.

Ông Phạm Chí Cường- Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Đúc luyện kim Việt Nam:

Trong năm 2018, Hội sẽ tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 7 (2018 – 2023). Ngoài ra, Hội tiếp tục củng cố tổ chức Hội ở khu vực miền Trung (Đà Nẵng); Triển khai hoạt động Hội ở Khu vực Thái Nguyên; Đại hội nhiệm kỳ của Hội Tp. Hồ Chí Minh và triển khai hoạt động Hội; Tổ chức kết nạp Hội ở các làng nghề Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định…

Ông Phạm Chí Cường- Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Đúc luyện kim Việt Nam (internet)

 

Về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội là hoạt động vô cùng quan trọng nên năm 2018 này, Hội tiếp tục đăng ký nhận đề tài cấp Nhà nước và cấp Bộ; Bám sát các vấn đề thời sự của ngành Đúc - Luyện kim để đóng góp ý kiến tư vấn nhằm xây dựng ngành phát triển bền vững; Tham gia ý kiến về các dự án luyện kim lớn khi có yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước; Tham góp ý kiến về các vấn đề môi trường trong sản xuất Đúc - Luyện kim.

Ông Trần Đức Cường- Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam:

Đối với hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội, Hội luôn đặt biệt quan tâm, và năm nay Hội sẽ tiếp tục tham gia chủ trì và trực tiếp biên soạn các đề tài thuộc Đề án KHXH cấp Nhà nước Nghiên cứu biên soạn bộ "Lịch sử Việt Nam", một bộ sử đồ sộ xứng tầm với lịch sử và văn hóa Việt Nam, gồm 25 tập thông sử và 5 tập biên niên sự kiện..

Tập trung các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu khẩn trương di tích văn hóa Óc Eo theo yêu cầu điều tra và khai quật khảo cổ học, xác định một khu Di tích văn hóa Óc Eo có đủ tiêu chí lập hồ sơ đề cử Di sản Văn hóa Thế giới.

Ông Trần Đức Cường- Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (internet

Về chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên biển Đông, đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tiếp tục kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm thành lập một cơ quan lưu trữ các tài liệu về biển Đông và Hoàng Sa – Trường Sa, cũng như xuất bản nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về biển Đông và Hoàng Sa, Trường Sa.

Tiếp tục tăng cường các mối quan hệ quốc tế của Hội và của giới sử học Việt Nam, mở rộng sự giao lưu và hội nhập của nền sử học Việt Nam với nền sử học thế giới, tăng thêm các nguồn thông tin khoa học cho Hội và giới sử học nước nhà.

Ông Chu Phượng Chí – Tổng thư ký Hội Thủy lợi Việt Nam:

Năm nay, Hội tiếp tục hoàn thành các thủ tục và triển khai thực hiện 2 đề tài cấp quốc gia được chấp thuận và phê duyệt. Đây là 2 đề tài lớn, cần huy động và phối hợp với các đơn vị chuyên sâu cùng chuyên gia đầu ngành tổ chức thực hiện tốt 2 đề tài này.

Ngoài ra, Hội còn đăng ký làm một đề tài tư vấn phản biện về tổ chức dùng nước cơ sở và  một hội thảo về Đê Việt Nam là Di sản văn hóa với Liên hiệp Hội.

 Tích cực tham gia các hội thảo về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các vấn đề khoa học và kỹ thuật của ngành do Liên hiệp Hội và Bộ Nông nghiệp tổ chức.

 

 

 

Ông Chu Phượng Chí – Tổng thư ký Hội Thủy lợi Việt Nam (internet)

 

Tác giả bài viết:HT

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Truy cập hôm nay : 43
Truy cập trong 7 ngày :157
Tổng lượt truy cập : 15,873