09/08/2023 Lượt xem: 270
Doanh nghiệp thiết kế hàng nội thất xuất khẩu cho thị trường Mỹ dù muốn bảo hộ diện mạo tổng thể hay một thành phần thiết kế duy nhất của sản phẩm cần lưu ý rằng bằng sáng chế thiết kế chỉ bảo hộ những khía cạnh không thuộc về chức năng của sản phẩm.
Một doanh nghiệp nội thất khi đã xây dựng thành công thương hiệu vững mạnh trong nước sẽ bắt đầu nghĩ đến việc chinh phục Mỹ – một trong những thị trường quốc tế khó tính nhất. Sau bao kỳ công, bạn khoe lên trang mạng xã hội mẫu ghế bành chạm khắc vô cùng tinh xảo mà bạn làm riêng cho thị trường Mỹ và trong lúc chuẩn bị cho “đứa con tinh thần” sang Mỹ thì bạn phát hiện nó đã có mặt trong catalog của một số hãng hoạt động lâu năm tại thị trường Mỹ. Vẫn là chiếc ghế mỹ miều ấy, chỉ khác là được đăng ký một tên thương hiệu khác, một nhà thiết kế khác. Bạn chỉ biết ước gì thời gian quay trở lại để bạn đăng ký Bằng sáng chế thiết kế tại Mỹ trước khi “hớ hênh” khoe thành quả lên mạng xã hội. Bằng sáng chế thiết kế tại Mỹ Theo định nghĩa trong Bộ Luật Mỹ, bằng sáng chế thiết kế bảo hộ những khía cạnh “mới, nguyên bản và mang tính trang trí” của một sản phẩm, có thể bao hàm diện mạo tổng thể hoặc một số thành phần thiết kế cụ thể của sản phẩm đó. Dù nhà thiết kế nội thất muốn bảo hộ diện mạo tổng thể hay một thành phần duy nhất thì họ cũng cần lưu ý rằng bằng sáng chế thiết kế chỉ bảo hộ những khía cạnh không thuộc về chức năng của sản phẩm. Nhìn chung, các thành phần chức năng có ý nghĩa then chốt đối với mục đích hay công năng của sản phẩm. Ví dụ như trong trường hợp của một chiếc tủ quần áo gắn gương soi được chạm khắc công phu, mặc dù bản thân chiếc tủ quần áo có công năng riêng nhưng nó vẫn không làm lu mờ các thành phần trang trí phi chức năng như những hoa văn dạng sóng bao quanh gương. Trước đây, những người sở hữu bằng sáng chế thiết kế gặp phải nhiều trở ngại trong việc chứng minh hành vi xâm phạm bản quyền. Theo tiêu chuẩn cũ, họ phải chứng minh được rằng: (1) dưới con mắt của người quan sát bình thường, thiết kế bị cáo buộc xâm phạm giống về cơ bản với thiết kế được đăng ký bản quyền và (2) thiết kế bị cáo buộc cũng có “các đặc điểm mới lạ” như của thiết kế được đăng ký bản quyền giúp phân biệt với các tác phẩm gốc. Bài kiểm tra “các đặc điểm mới lạ” có rất nhiều vấn đề, mà nghiêm trọng nhất là việc lựa chọn đặc điểm mới lạ sẽ quyết định việc có sự xâm phạm bản quyền hay không, trong khi không có quy trình cụ thể để xác định đặc điểm nào được coi là đặc điểm mới lạ. Sự mơ hồ này khiến các nhà thiết kế không muốn sử dụng bằng sáng chế thiết kế tại Mỹ để bảo hộ thiết kế sản phẩm. Vào năm 2008, trong vụ việc Egyptian Goddess v. Swisa, Tòa Thượng thẩm Liên bang Mỹ đã gỡ bỏ một rào cản thực thi quan trọng bằng cách thay đổi tiêu chí xem xét xâm phạm: Tòa đã bỏ qua bài kiểm tra về đặc điểm mới lạ và chỉ giữ lại bài kiểm tra “người quan sát bình thường”, sau khi đã có sự điều chỉnh. Theo bài kiểm tra mới, tòa án sẽ hỏi một câu đại loại như: “Liệu một người vốn đã quen thuộc với loại hình nội thất này, khi mua và sử dụng sản phẩm nội thất có bị nhầm lẫn giữa thiết kế bị cáo buộc xâm phạm và thiết kế được đăng ký bản quyền không?”. Bài kiểm tra được điều chỉnh đã giảm bớt nghĩa vụ chứng minh của người sở hữu bằng sáng chế, đơn giản hóa việc sử dụng hiệu quả bằng sáng chế thiết kế để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của họ. Những điều cần lưu ý trong thiết kế Nếu mục tiêu của bạn là bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì bạn cần lưu ý đến việc có thể bảo hộ thiết kế tổng thể hay không, hay phải đăng ký sáng chế cho từng thành phần hoa văn riêng rẽ. Để xác định yếu tố nào được coi là mang tính trang trí, người ta thường xác định mức độ ảnh hưởng của công năng tới hình dáng của thiết kế. Hãy cùng quay lại ví dụ về chiếc tủ quần áo ở trên. Nếu chiếc tủ này có chiều cao thấp bất thường và hình dáng này không chỉ nhằm phục vụ mục đích công năng thì thiết kế có thể được bảo hộ. Nhưng nếu hình dáng của thiết kế hoàn toàn do công năng sản phẩm quyết định thì bạn sẽ không thể đăng ký sáng chế cho thiết kế này, vì nó không mang tính trang trí. Nhà thiết kế nội thất cũng cần cân nhắc tác động của các tác phẩm gốc khi xác định áp dụng thành phần thiết kế nào vào sản phẩm. Tác phẩm gốc bao gồm những thiết kế tương tự thuộc tài sản công cộng hoặc nằm trong phạm vi bảo hộ của bằng sáng chế thiết kế khác. Nếu một thiết kế được đăng ký sáng chế chỉ là sự “lắp ghép” đơn thuần các thành phần thiết kế cũ và mới mà không sắp xếp chúng theo cách sáng tạo, thì nhiều khả năng là một bên khác cũng có thể kết hợp các thành phần này mà không hề xâm phạm bằng sáng chế. Vì vậy, để đảm bảo phạm vi bảo hộ toàn diện nhất, bạn nên: (1) tránh kết hợp các thành phần trang trí phổ biến theo cách dễ đoán; (2) tích hợp hoa văn mới vào thiết kế và (3) cân nhắc đăng ký sáng chế cho từng thành phần hoa văn riêng biệt cũng như là thiết kế trang trí tổng thể. Bồi thường xâm phạm bản quyền sáng chế Trong trường hợp thắng kiện xâm phạm bản quyền sáng chế, bạn có thể chọn các phương án bồi thường như sau: bồi thường tổn thất lợi nhuận, bồi thường tiền tương đương với tổng lợi nhuận bên xâm phạm thu được từ việc bán sản phẩm có thiết kế xâm phạm hoặc phí bản quyền hợp lý. Bạn còn có thể đòi số tiền bồi thường gấp ba lần, mặc dù điều này hiếm khi xảy ra: đó là khi bên xâm phạm hoàn toàn phớt lờ các quyền sáng chế của nhà thiết kế hoặc không có đủ lý do để tin rằng mình có thể sử dụng thiết kế một cách hợp pháp. Đây được gọi là hành vi “cố ý xâm phạm”. Hình thức bồi thường độc đáo nhất là yêu cầu bên xâm phạm trả một khoản phí bản quyền hợp lý. Người sở hữu bằng sáng chế có thể đề xuất mức mà họ cho là hợp lý, nhưng con số cuối cùng hoàn toàn do tòa quyết định. Tòa án sẽ xem xét nhiều yếu tố nhưng về cơ bản đều dựa trên giả định về một cuộc đàm phán phí bản quyền giữa các bên. Trong trường hợp không thể xác định lợi ích kinh tế của một thành phần được đăng ký sáng chế riêng biệt nằm trong một tổ hợp các thành phần, người sở hữu bằng sáng chế thiết kế có thể yêu cầu mức bồi thường tương đương với lợi nhuận thu được từ việc bán cả tổ hợp. Tuy nhiên, số tiền bồi thường này sẽ không được nhân lên theo điều khoản về “cố ý xâm phạm”. Ngọc Trâm/KTSG
7 cách phục hồi đất đai, ngăn chặn sa mạc hóa và chống hạn hán ( 06/06/2024 )
Ngày Môi trường Thế giới (5/6) là ngày quốc tế lớn nhất về môi trường, được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) tổ chức hàng năm kể từ năm 1973. Đến nay, sự kiện này đã phát triển thành nền tảng toàn cầu để truyền thông môi trường với hàng triệu người từ khắp nơi trên thế giới tham gia các hoạt động bảo vệ hành tinh. Ngày Môi trường Thế gi...
Một số kiến thức cần biết về ngộ độc thực phẩm do Salmonella ( 23/05/2024 )
Thời gian gần đây tại một số địa phương trên cả nước đã liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của một bộ phận người dân, đặc biệt là vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến cơ sở kinh doanh bánh mì tại Long Khánh - Đồng Nai ngày 9/5/2024, tới nay đã có 547 người mắc. Tại tỉnh Sóc Trăng, từ đầu năm đến nay đã ghi...
Những công cụ AI phổ biến nhất năm 2023 ( 17/04/2024 )
Không có gì đáng ngạc nhiên khi ChatGPT, sản phẩm của OpenAI tạo ra sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo vào cuối năm 2022, nổi lên như một công cụ AI phổ biến nhất năm 2023. ChatGPT thống trị số lượt truy cập web trong ngành với hơn 60% lượt truy cập từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 8 năm 2023, thu về 14,6 tỷ lượt truy cập vào trang web của họ....
Màu sắc là thuộc tính của vật chất hay được tạo ra trong não? ( 17/04/2024 )
Màu sắc vừa thực vừa hư cấu. Ánh sáng bao gồm các bước sóng ánh sáng khác nhau. Mắt chúng ta có thể cảm nhận được những bước sóng khác nhau này và chúng tương ứng với một “màu sắc”. Do đó, bước sóng 400 nanomet xuất hiện màu tím, trong khi 700 nanomet xuất hiện màu đỏ. Tuy nhiên, bước sóng 100 nanomet, rơi vào phạm vi tia cực tím, là vô hình đối vớ...
✭ BÀI VIẾT LIÊN QUAN |
Truy cập hôm nay : 15
Truy cập trong 7 ngày :103
Tổng lượt truy cập : 14,983
|