Banner Ngày 13/5/2025
Thông báo về việc điều chỉnh thời gian chấm thi, công bố và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng lần thứ XIV năm 2024 - 2025 ( 07/05/2025 )

Một số văn bản, chỉ đạo đáng chú ý trong tuần

Van ban hang tuan

Giãn nợ gốc, lãi vay cho doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn

Đây là nội dung chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Cụ thể, nhằm tháo gỡ khó khăn về các nguồn vốn tín dụng cho thị trường bất động sản, Chính phủ yêu cầu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

Trong đó, biện pháp xử lý phù hợp cho các doanh nghiệp bất động sản khó khăn như giãn nợ gốc, lãi vay, cơ cấu lại nhóm nợ...

Tập trung các dự án, phương án vay vốn khả thi, khách hàng có năng lực tài chính, khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn: ưu tiên các dự án bất động sản nhà ở, đáp ứng nhu cầu thực của người dân, có hiệu quả, thanh khoản tốt như nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ, văn phòng cho thuê, bất động sản phục vụ sản xuất, công nghiệp, du lịch...

Có biện pháp phù hợp, hiệu quả giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ thị trường bất động sản.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nghiên cứu xây dựng dự án Luật Tổ chức tín dụng (sửa đổi). Đồng thời, điều hành chính sách tiền lệ chắc chăn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả, tăng trưởng tín dụng hợp lý, đảm bảo thanh khoản cho hệ thống ngân hàng trong mọi trường hợp.

Xem xét chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát, phân loại dự án bất động sản để có các biện pháp xử lý phù hợp như giãn nợ gốc, lãi vay, cơ cấu lại nhóm nợ...

Chủ trì triển khai Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng để chỉ đạo các ngân hàng thương mại cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ vay với lãi suất trong thời gian ưu đãi thấp hơn 1,5-2% so với lãi suất cho vay trung dài hạn VNĐ bình quân trên thị trường.

Chỉ đạo các tổ chức tín dụng đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, tiềm năng của từng dự án và loại hình phân khúc bất động sản như bất động sản nhà ở phù hợp thu nhập người dân để xem xét điều chỉnh các điều kiện cho vay.

Xem xét điều chỉnh phù hợp hệ số rủi ro đối với các phân khúc bất động sản khác nhau; rà soát các quy định liên quan đến cho vay, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cho đồng bộ, phù hợp với chính sách phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Chính phủ.

Sửa đổi, bổ sung một số nội dung về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp.

Ngày 17/3/2023, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 16/2023/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số nội dung về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp.

Theo đó, Thông tư 16/2023/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2021/TT-BTC như:

- Sửa đổi việc điều chỉnh vốn điều lệ đối với doanh nghiệp đang hoạt động;

- Sửa đổi nguyên tắc, thẩm quyền quyết định và phương thức chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

- Sửa đổi nguyên tắc, thẩm quyền quyết định và phương thức chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đầu tư ra ngoài;

- Bổ sung quy định về phân phối lợi nhuận đối với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có cổ phần, vốn góp của nhà nước;

- Sửa đổi quy định về báo cáo tài chính, biểu mẫu, thời hạn nộp và nơi nhận báo cáo, doanh nghiệp;

- Bổ sung quy định về ngày công bố kết quả đấu giá là ngày thông tin về kết quả cuộc đấu giá;

- Thay thế Phụ lục số 03 kèm theo Thông tư số 36/2021/TT-BTC bằng Phụ lục kèm theo Thông tư này.

Thông tư 16/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 08/05/2023.

Miễn đăng kiểm lần đầu với ô tô

Ngày 21/3/2023, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư 2/2023/TT-BGTVT về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới.

Thông tư 2/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2021/TT-BGTVT, trong đó có 02 nội dung đáng chú ý là miễn đăng kiểm lần đầu với xe ô tô mới và kéo dài chu kì kiểm định với một số loại phương tiện cơ giới đường bộ.

Cụ thể, Thông tư mới quy định miễn kiểm định lần đầu đối với xe cơ giới chưa qua sử dụng và có năm sản xuất tính đến năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định dưới 02 năm (năm sản xuất cộng 01 năm) và có đủ hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp này xe được cấp tem và giấy chứng nhận tại các trung tâm đăng kiểm mà không phải mang xe đến trình diện.

Thông tư 2/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 22/3/2023.

Quy định chi tiết về điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án

Ngày 09/3/2023, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư 01/2023/TT-TANDTC quy định chi tiết về điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

Thông tư 01 hướng dẫn về điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án quy định tại Điều 10 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án như sau:

- Người từng là chuyên gia, nhà chuyên môn khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án phải được đào tạo chuyên sâu, có kỹ năng thực hành công việc, có kinh nghiệm thực tiễn, lý luận chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể.

Ví dụ: Chuyên gia tâm lý học, chuyên gia sở hữu trí tuệ, chuyên gia tài chính...

- Người có hiểu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án là người hiểu biết về văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán, dân tộc; có mối liên hệ chặt chẽ, ảnh hưởng trong dòng họ, dân tộc và cộng đồng dân cư.

Đồng thời, có khả năng quy tụ, tập hợp đồng bào, được người dân trong cộng đồng tín nhiệm, tin tưởng, nghe và làm theo.

Ví dụ: Già làng, trưởng bản,... tại các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là người có uy tín, hiểu biết phong tục tập quán trong cộng đồng dân cư.

Thông tư 01/2023/TT-TANDTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/4/2023.

Bỏ khung giá đất để xác định giá đất theo thị trường

Đây là một trong những nội dung chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 37/NQ-CP ngày 17/3/2023 về ban hành Chương trình đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

Theo đó, để hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý và sử dụng đất, Chính phủ đặt ra các nhiệm vụ, giải pháp như sau:

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính về đất đai:

  • Nghiên cứu chính sách điều tiết chênh lệch địa tô, bảo đảm công khai, minh bạch.
  • Quy định mức thuế cao hơn với người sử dụng nhiều đất, nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất, bỏ hoang đất.
  • Có chính sách ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phù hợp với hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình người có công...

- Hoàn thiện về cơ chế xác định giá đất:

  • Bỏ quy định khung giá đất tại các văn bản quy phạm pháp luật.
  • Có cơ chế, phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường.
  • Bổ sung, hoàn thiện các quy định: Công khai giá đất, bắt buộc giao dịch qua các sàn giao dịch, xử lý nghiêm các vi phạm...

- Hoàn thiện các quy định có liên quan đến thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất:

  • Có quy định để đẩy mạnh thương mại hoá quyền sử dụng đất.
  • Xây dựng hệ thống thông tin thị trường bất động sản gắn với thông tin đất đai.
  • Có chính sách khuyến khích phát triển thị trường quyền sử dụng đất, nhất là cho thuê đất nông nghiệp.
  • Xây dựng quy định để thị trường bất động sản, thị trường chuyển nhượng hoạt động đảm bảo công khai, minh bạch, không để thất thu thuế của Nhà nước.

Ngọc Tú

Lưu ý:

Bản tin tóm tắt nội dung văn bản chỉ mang tính chất tổng hợp, không có giá trị áp dụng vào các trường hợp cụ thể. Để hiểu đầy đủ và chính xác quy định pháp luật, cần tìm đọc nội dung chi tiết toàn văn bản.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Truy cập hôm nay : 31
Truy cập trong 7 ngày :152
Tổng lượt truy cập : 19,243