Banner Ngày 22/6/2024
Thông báo lịch tổ chức Vòng Chung khảo Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh Sóc Trăng lần thứ XIII, năm 2024 ( 28/05/2024 )

Một số văn bản, chỉ đạo đáng chú ý trong tuần

Van ban hang tuan

Đề xuất 3 luật có hiệu lực sớm hơn dự dịnh ban đầu

Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông báo 245/TB-VPCP ngày 25/5/2024 của Văn phòng Chính phủ về tình hình chuẩn bị, hoàn thiện các thủ tục, điều kiện trình Quốc hội các văn bản có hiệu lực thi hành sớm đối với các Luật: Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản.

Theo Thông báo, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ chủ trì chỉ đạo hoàn thiện hồ sơ xây dựng dự thảo Luật sửa đổi các Luật: Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản.

Đồng thời, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ báo cáo Quốc hội đề nghị xây dựng Luật sửa đổi các Luật: Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản sớm có hiệu lực từ 01/8/2024.

Trong đó, lưu ý rà soát các điều khoản chuyển tiếp của các Luật: Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng.

Trường hợp có vướng mắc khi các Luật: Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm từ 01/8/2024 cần đề xuất đưa vào dự thảo Luật sửa đổi các Luật nêu trên để phù hợp với thực tiễn; có quy định phù hợp đối với các trường hợp ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các tổ chức, cá nhân.

Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng trong tháng 6/2024.

Văn phòng Chính phủ nhấn mạnh, tuyệt đối không để chậm trễ việc ban hành các văn bản hướng dẫn, không để lại khoảng trống pháp lý khi các Luật trên có có hiệu lực thi hành.

 

Tập trung chi tăng trưởng, đầu tư phát triển; cắt giảm chi không cần thiết, cấp bách

Ngày 28/5/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 18/CT-TTg về việc xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2026-2030.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan triệt để cắt giảm chi thường xuyên, các khoản chi có tính chất đầu tư, các khoản chi không thực sự cần thiết, cấp bách như hội họp, tiếp khách, đi công tác nước ngoài...

Ưu tiên bố trí ngân sách Nhà nước để thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước trong giai đoạn 2026 - 2030, tập trung cho tăng trưởng, đầu tư phát triển, đảm bảo không dàn trải, manh mún.

Công khai, minh bạch, hiệu quả, chống tiêu cực, tham nhũng trong việc giao chỉ tiêu thu - chi ngân sách nhà nước; tăng cường phân công, phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm gắn với kiểm tra, giám sát, phân bổ nguồn lực hợp lý, đặc biệt coi trọng và phát huy vị trí, vai trò của người đứng đầu.

Thủ tướng đề nghị đánh giá cụ thể các vấn về thuộc thẩm quyền địa phương, trong đó có các kết quả chủ yếu về tài chính - ngân sách nhà nước:

- Tổng số thu phí, lệ phí thu được; số chi từ nguồn phí để lại cho các cơ quan thu và số tiền phí, lệ phí nộp ngân sách nhà nước.

- Tình hình thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của địa phương giai đoạn 2021 - 2025.

- Tổng số chi và cơ cấu chi ngân sách của địa phương; chi thường xuyên; chi trả nợ lãi; việc cơ cấu lại chi ngân sách địa phương, số kinh phí cắt giảm/dành ra gắn với thực hiện tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế; tổng chi quỹ lương của địa phương và nguồn cải cách tiền lương...

 

Hướng dẫn thực hiện chính sach tinh giản biên chế

Ngày 28/5/2024, Bộ Nội vụ ban hành Công văn 2992/BNV-TCBC về thực hiện chính sách tinh giản biên chế.

Theo đó, Bộ Nội vụ đề nghị các Bộ, ngành, địa phương thực hiện tinh giản biên chế đảm bảo đúng đối tượng, áp dụng đúng chế độ, chính sách tinh giản biên chế và trình tự, thủ tục theo quy định tại Nghị định 29/2023/NĐ-CP.

Trong quá trình thực hiện, Bộ Nội vụ đề nghị lưu ý các trường hợp sau:

- Không thực hiện tinh giản biên chế đối với các trường hợp sau:

(1) Chưa đạt trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ mà vẫn bố trí vào làm công chức, viên chức hoặc cán bộ cấp xã;

(2) Công chức, viên chức có 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ nhưng vẫn đề nghị giải quyết tinh giản biên chế;

(3) Chưa đủ thời gian công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để tinh giản biên chế ở tuổi nghỉ hưu thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường;

(4) Công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng không làm rõ được việc sắp xếp tổ chức, bộ máy của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

(5) Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo Nghị định 111/2022/NĐ-CP (trừ người làm việc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính được áp dụng chế độ, chính sách như công chức...).

- Đối với cán bộ cấp xã đã hết nhiệm kỳ và không tái cử nhiệm kỳ tiếp theo: Thực hiện chế độ, chính sách theo quy định tại khoản 2 Điều 62 Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 và không thuộc đối tượng theo quy định tại Nghị định 29/2023/NĐ-CP.

- Đối với cán bộ, công chức cấp xã không đạt chuẩn trình độ đào tạo ở vị trí việc làm hiện đảm nhiệm theo quy định tại Nghị định 33/2023/NĐ-CP:

  • Đến thời điểm 01/8/2028 phải đáp ứng tiêu chuẩn trình độ đào tạo ở vị trí việc làm hiện đảm nhiệm, nếu hết thời hạn nêu trên mà chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định thì thực hiện chế độ nghỉ hưu (nếu đủ điều kiện) hoặc thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ.
  • Tuy nhiên, để sớm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thì đối với cán bộ, công chức cấp xã không đạt chuẩn trình độ đào tạo mà có đơn tự nguyện tinh giản biên chế, cơ quan có nguồn thay thế và đồng ý thực hiện tinh giản biên chế thì sẽ thực hiện tinh giản biên chế theo quy định.

Ngọc Tú

Lưu ý:

Bản tin tóm tắt nội dung văn bản chỉ mang tính chất tổng hợp, không có giá trị áp dụng vào các trường hợp cụ thể. Để hiểu đầy đủ và chính xác quy định pháp luật, cần tìm đọc nội dung chi tiết toàn văn bản.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Truy cập hôm nay : 23
Truy cập trong 7 ngày :175
Tổng lượt truy cập : 13,681