Banner Ngày 15/1/2025
Thông báo về việc xúc tiến tổ chức Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng cấp huyện năm 2025 ( 14/01/2025 )

Tại Hội nghị lần thứ 28 của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) tổ chức cuối năm 2023, các quốc gia tham dự đã đạt được thoả thuận lịch sử chuẩn bị kết thúc kỷ nguyên sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Theo lộ trình, các nền kinh tế bắt đầu khởi động giai đoạn chuyển đổi công bằng sang các loại năng lượng mới thân thiện với môi trường. Nỗ lực toàn cầu này hướng tới mục tiêu kiềm chế sự nóng lên của trái đất dưới 1,5 độ C, dẫn đến các biến đổi khí hậu và thảm hoạ môi trường không thể đảo ngược.

Nen kinh te moi

 

Sau hơn ba thập niên mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đặt ra mục tiêu đầy tham vọng đạt mức thu nhập cao vào năm 2045. Giai đoạn 2021-2030, kết quả phát triển kinh tế bền vững của đất nước sẽ phụ thuộc nhiều vào hiệu quả quản lý nguồn các nguồn tài nguyên tự nhiên và phương thức sản xuất. Tuy nhiên, với hơn 3.200 km bờ biển, địa hình trũng thấp và các vùng đồng bằng ven sông, Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới trước biến đổi khí hậu. Theo World Bank, nếu không có các biện pháp thích ứng và giảm thiểu phù hợp, ước tính biến đổi khí hậu sẽ khiến Việt Nam thiệt hại khoảng 12% – 14,5% GDP mỗi năm vào năm 2050, tăng gấp ba lần con số 3,2% GDP vào năm 2020 (khoảng 10 tỉ USD).

 

Nhằm xây dựng không gian thảo luận cởi mở và tìm hướng đi trong xu thế phát triển bền vững của cộng đồng doanh nghiệp, Forbes Việt Nam tổ chức hội nghị phát triển NỀN KINH TẾ MỚI. Hội nghị quy tụ các chuyên gia, nhà lãnh đạo tại các doanh nghiệp đang dẫn dắt thị trường thảo luận về các chủ đề thời sự nhất về nền kinh tế carbon thấp và chống biến đổi khí hậu cũng như con đường phát triển bền vững.

 

Hội nghị Phát triển bền vững sẽ cùng thảo luận về:

Biến đổi khí hậu: Các tác động tiêu cực và không thể đảo ngược của biến đổi khí hậu tới nền kinh tế Việt Nam nếu không có các nỗ lực chung tay và hành động quyết liệt, kịp thời.

Nền kinh tế Carbon thấp: Tác nhân gây nóng kỷ lục tại nhiều khu vực trên toàn cầu là các hiện tượng thời tiết cực đoan từ khí thải nhà kính xuất phát từ hoạt động từ quá trình sản xuất, kinh doanh.

Phát triển có trách nhiệm: Nền kinh tế tuần hoàn ra đời với chu trình sản xuất khép kín, các chất thải được quay trở lại, trở thành nguyên liệu cho sản xuất, từ đó giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Thị trường tín chỉ Carbon: Góc nhìn 360 độ về thị trường tín chỉ carbon, cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tham gia thị trường này.

Sự kiện quy tụ các lãnh đạo cấp cao, chuyên gia phát triển bền vững, tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ, đại diện doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Thông tin chi tiết: https://bit.ly/Forbes-SLS-24 

Ngọc Tài

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Truy cập hôm nay : 22
Truy cập trong 7 ngày :148
Tổng lượt truy cập : 17,196