22/09/2023 Lượt xem: 211
Bằng sáng chế thiết kế (design patent) hay kiểu dáng công nghiệp đã trở nên phổ biến hơn ở Việt Nam. Ở châu Âu và Mỹ, bằng sáng chế thiết kế rất được ưa chuộng. Số lượng hồ sơ sáng chế thiết kế được nộp vào nhiều tới mức các chuyên gia sở hữu trí tuệ Mỹ và châu Âu nói rằng thiết kế nào nộp vào ở thời điểm hiện tại cũng sẽ gặp phải ít nhất một công văn từ chối vì có sự trùng lặp thiết kế. Vậy liệu bằng sáng chế thiết kế có phải đang bị giới sáng tạo lạm dụng?
Hình 1 Tại Mỹ, khi nói đến bằng sáng chế, người ta thường chỉ nghĩ tới bằng sáng chế “tiện ích” – loại hình bằng sáng chế giúp bảo hộ các phát minh được tuyên bố là có ứng dụng hoặc mục đích sử dụng thực tiễn (rất nhiều bằng sáng chế tiện ích vẫn bảo hộ những thứ mà trên thực tế chẳng có tác dụng gì, nhưng chúng được coi là có “tiềm năng” trở nên hữu ích). Ngược lại, bằng sáng chế “thiết kế” chỉ bảo hộ các hoa văn hoặc những khía cạnh trang trí của một thiết kế. Chúng không bảo hộ bất kỳ loại chức năng nào cả, mà chỉ có bằng sáng chế tiện ích mới làm được điều đó. Ở Việt Nam, hình thái bằng sáng chế thiết kế này được gọi với tên khác là: kiểu dáng công nghiệp. Bằng sáng chế thiết kế hay kiểu dáng công nghiệp chỉ bảo hộ các tác phẩm phi chức năng nên chúng giống như bản quyền cho tác phẩm trực quan vậy. Tuy nhiên, tiêu chí về tính sáng tạo và nguyên gốc để được cấp bằng sáng chế thiết kế khả thi đến mức chỉ một giao diện đồ họa người dùng rất thông thường thôi cũng được bảo hộ sáng chế. Ví dụ trong thiết kế như Hình 1, do Siemens Healthcare GmbH – một công ty trực thuộc Siemens, hãng sở hữu nhiều bằng sáng chế nhất tại châu Âu – đăng ký sáng chế tại Mỹ với mã số D872,112: Thiết kế trong bằng sáng chế này chỉ là giao diện đồ họa người dùng khá đơn giản, với các hàng biểu tượng hình tròn hiển thị bên dưới thanh tiêu đề. Nhưng điều “trái khoáy” là chỉ bằng việc nhìn hình ảnh bằng sáng chế, bạn không biết thứ gì có trong tấm hình trên được bảo hộ; những phần khoanh tròn bằng đường đứt đoạn không được đăng ký sáng chế, và có những yếu tố của thiết kế không được thể hiện trong hình, cụ thể là màu sắc dùng để hiển thị. Vậy thì cái gì thực sự được đăng ký ở đây? Để tìm hiểu điều đó, bạn phải yêu cầu Văn phòng sáng chế và nhãn hiệu Mỹ cung cấp bản sao của bằng sáng chế (không miễn phí đâu nhé!) hoặc “lần mò” trong cơ sở dữ liệu PAIR của cơ quan này (với giao diện đạt đến cảnh giới cao nhất của sự rối rắm!) với hy vọng có thể tìm ra phiên bản có thể tải xuống của hình ảnh nguyên gốc được nộp lên.
Với chất lượng hình ảnh kém và những đường đứt đoạn biểu thị các đặc điểm không được bảo vệ khiến người xem dễ nhầm lẫn, việc hình dung ra thiết kế được đăng ký sáng chế gần như là điều bất khả thi. Liệu các biểu tượng hình tròn trong ba hàng này có tuân theo sự sắp xếp đặc biệt nào không? Nếu có thì tại sao một số biểu tượng hình tròn khác lại không nằm trong thiết kế? Có phải những biểu tượng này được một nhà thiết kế của Siemens sáng tạo ra để dành riêng cho việc thể hiện những yếu tố như “người dùng” và “người nhận”? Nếu việc hình dung chính xác thiết kế được đăng ký sáng chế đã khó như vậy thì sẽ càng khó hơn khi phải xác định xem những thiết kế khác có xâm phạm bản quyền hay không. Muốn biết điều đó thì chúng ta phải so sánh giữa thiết kế được đăng ký sáng chế, thiết kế bị cáo buộc xâm phạm và tác phẩm gốc, nhưng khó mà có thể phân tích được khi mà còn chưa nắm được hết phạm vi bảo hộ của bằng sáng chế thiết kế. Tiêu chí xem xét thiếu rõ ràng và dựa trên từng thiết kế (case by case) dẫn đến khiến các nhà sáng tạo phải đau đầu, nhưng mọi chuyện thậm chí chưa dừng lại ở đó. Giới vận động hành lang cho bằng sáng chế tại Mỹ còn đang kêu gọi trao nhiều quyền hơn nữa cho những người sở hữu bằng sáng chế thiết kế, tạo ưu đãi đặc biệt cho họ và khiến các nhà phát triển công nghệ cũng như người dùng bị ảnh hưởng. Vào cuối năm 2019, một số Thượng nghị sĩ Mỹ đã đưa ra dự luật trao cho Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) quyền tịch thu hàng hóa và đối chiếu với các sản phẩm có bằng sáng chế thiết kế nhằm phát hiện sự xâm phạm bản quyền. Việc CBP nắm trong tay quyền hành lớn như vậy sẽ gây nguy hiểm thực sự cho người dùng công nghệ bình thường. Giả sử CBP tìm cách xác định hành vi xâm phạm thiết kế được đăng ký sáng chế như trong ví dụ về Siemens ở trên, vốn là giao diện cho một phần mềm y tế. Để đánh giá mức độ xâm phạm, cán bộ CBP có thể nghiên cứu một thiết bị, bao gồm cả ứng dụng phần mềm đi kèm, để xem có giống với các thiết kế đã được đăng ký sáng chế hay không. Nếu những ứng dụng này liên quan đến các dịch vụ y tế thì quyền riêng tư của người dùng về thông tin y tế có thể bị đe dọa. Trước những điều bất cập ở trên, một số ý kiến cực đoan cho rằng sự tồn tại của bằng sáng chế thiết kế là không cần thiết, họ cho rằng khái niệm bản quyền cũng có thể bảo hộ hiệu quả các thiết kế mang tính trang trí. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng không có “lớp giáp bảo hộ” nào là thừa và việc tăng cường bảo vệ ở mức tối đa có thể cho tác phẩm của bạn luôn là điều cần thiết. Việc nên làm ở đây là xác định các tiêu chuẩn cấp bằng sáng chế thiết kế nghiêm ngặt hơn, cụ thể là nâng cao hơn nữa các tiêu chí “mới, nguyên bản và mang tính trang trí” để giảm bớt tình trạng lạm dụng, đăng ký cả những hình ảnh chung chung và không gợi lên yếu tố mới lạ hay độc đáo nào như trong ví dụ ở trên. Đồng thời, các nhà sáng tạo nên luôn luôn tham khảo ý kiến của các chuyên gia về bằng sáng chế thiết kế (hay kiểu dáng công nghiệp) để có thể đăng ký thành công tác phẩm thiết kế của mình. Ngọc Trâm/KTSG
Quy chế xét tặng "Giải thưởng Hồ Chí Minh" và "Giải thưởng Nhà nước" về văn học, nghệ thuật ( 02/05/2024 )
Chính phủ ban hành Nghị định 36/2024/NĐ-CP quy định chi tiết xét tặng "Giải thưởng Hồ Chí Minh", "Giải thưởng Nhà nước" về văn học, nghệ thuật. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 20 tháng 5 năm 2024....
Quy chế Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học ( 02/05/2024 )
Ngày 10/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 06/2024/TT-BGDĐT về quy định về Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông (sau đây gọi tắt là Cuộc thi)....
Làm thế nào để bảo vệ một ý tưởng? ( 04/03/2024 )
Nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng mọi ý tưởng sáng tạo đều có thể được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT)....
Khi trí tuệ nhân tạo giúp chống vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ( 27/02/2024 )
Từ năm 2019, các chuyên gia công nghệ của EU đã sử dụng cách tiếp cận có tên “gươm hai lưỡi”: Nếu như một công nghệ trí tuệ nhân tạo cụ thể có thể bị sử dụng để xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì cũng thường tồn tại khả năng sử dụng chính công nghệ đó để bảo vệ hay nâng cao việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ....
✭ BÀI VIẾT LIÊN QUAN |
Truy cập hôm nay : 45
Truy cập trong 7 ngày :158
Tổng lượt truy cập : 15,870
|