02/05/2024 Lượt xem: 87
Ngày 10/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 06/2024/TT-BGDĐT về quy định về Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông (sau đây gọi tắt là Cuộc thi).
Theo Quy chế, Cuộc thi được tổ chức nhằm mục đích khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn; góp phần đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; thúc đẩy giáo dục STEM trong phổ thông; nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học; Tạo cơ hội để học sinh giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các địa phương và nhập quốc tế.
Yêu cầu của Cuộc thi là nội dung nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh bảo đảm thiết thực, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi và yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông; Việc tổ chức cho học sinh tham gia nghiên cứu khoa học, kỹ thuật bảo đảm an toàn, nghiêm túc, công khai, minh bạch, phù hợp với năng lực, sở trường, hứng thú và tự nguyện tham gia của học sinh; Việc tổ chức Cuộc thi bảo đảm thiết thực, hiệu quả, trung thực, khách quan, đánh giá đúng năng lực học sinh.
Các dự án dự thi phải đàm bảo các tiêu chí: (1) Bảo đảm tính trung thực trong nghiên cứu khoa học; không gian lận, sao chép trái phép, giả mạo; không sử dụng hoặc trình bày nội dung, kết quả nghiên cứu của người khác như là kết quả nghiên cứu của mình; (2) Thời gian nghiên cứu của dự án dự thi không quá 12 tháng liên tục và trong khoảng từ tháng 01 năm liền kề trước năm tổ chức Cuộc thi đến trước ngày khai mạc Cuộc thi 30 ngày; (3) Dự án tập thể không được phép đổi thành viên khi đã bắt đầu thực hiện dự án; kết quả thực hiện dự án phải thể hiện được sự đóng góp của từng thành viên; (4) Dự án nghiên cứu về các mầm bệnh, hóa chất độc hại hoặc các chất gây ảnh hưởng xấu đến môi trường không được tham gia Cuộc thi; (5) Dự án dự thi phải được cơ sở giáo dục nơi học sinh đang học phê duyệt, đánh giá và được đơn vị dự thi tổ chức lựa chọn; (6) Dự án dự thi phải bảo đảm yêu cầu về trưng bày theo quy định của Ban chỉ đạo Cuộc thi.
Các lĩnh vực của Cuộc thi gồm: Toán; Vật lý và Thiên văn; Hoá học; Sinh học; Tin học; Kỹ thuật và Công nghệ; Khoa học Trái đất và Môi trường; Khoa học xã hội. Dự án dự thi được trưng bày tại khu vực trưng bày của Cuộc thi, tác giả hoặc nhóm tác giả trình bày dự án và trả lời phỏng vấn của ban giám khảo.
Cuộc thi được tổ chức mỗi năm 01 lần
Quy chế nêu rõ, Cuộc thi được tổ chức mỗi năm 01 lần. Thời gian, địa điểm tổ chức Cuộc thi hằng năm được thông báo tại văn bản hướng dẫn tổ chức Cuộc thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thí sinh dự thi là học sinh lớp: 8, 9, 10, 11, 12. Thí sinh phải có đủ các điều kiện sau: Có kết quả học tập, rèn luyện học kỳ I (nếu Cuộc thi được tổ chức trong học kỳ II) hoặc năm học liền kề trước năm học tổ chức Cuộc thi (nếu Cuộc thi được tổ chức trong học kì I) từ mức khá trở lên. Tự nguyện tham gia và được chọn vào đội tuyển của đơn vị dự thi.
Mỗi dự án dự thi có ít nhất 01 người hướng dẫn là giáo viên đang dạy tại cơ sở giáo dục trung học nơi học sinh đang học. Một người chỉ được hướng dẫn 01 dự án dự thi trong 01 lần tổ chức Cuộc thi.
Xếp giải Cuộc thi
Các giải của Cuộc thi được xếp theo lĩnh vực hoặc nhóm lĩnh vực dựa trên điểm đánh giá các dự án dự thi, không phân biệt dự án cá nhân hay dự án tập thể, gồm có giải Nhất, giải Nhì, giải Ba và giải Tư.
Tổng số giải của Cuộc thi không vượt quá 60% tổng số dự án dự thi. Trong đó, số giải Nhất không vượt quá 10% tổng số giải; số giải Nhì, giải Ba, giải Tư, mỗi loại giải không vượt quá 30% tổng số giải.
Mỗi học sinh đoạt giải (tập thể hoặc cá nhân) trong Cuộc thi đều được cấp Giấy chứng nhận và được khen thưởng theo quy định. Học sinh đoạt giải trong Cuộc thi được hưởng các quyền lợi trong học tập và các quyền lợi khác theo các quy định hiện hành. Người hướng dẫn nghiên cứu được tính giờ nghiên cứu khoa học, giờ dạy và các quyền lợi khác theo các quy định hiện hành. Lê Tân
Quy chế xét tặng "Giải thưởng Hồ Chí Minh" và "Giải thưởng Nhà nước" về văn học, nghệ thuật ( 02/05/2024 )
Chính phủ ban hành Nghị định 36/2024/NĐ-CP quy định chi tiết xét tặng "Giải thưởng Hồ Chí Minh", "Giải thưởng Nhà nước" về văn học, nghệ thuật. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 20 tháng 5 năm 2024....
Làm thế nào để bảo vệ một ý tưởng? ( 04/03/2024 )
Nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng mọi ý tưởng sáng tạo đều có thể được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT)....
Khi trí tuệ nhân tạo giúp chống vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ( 27/02/2024 )
Từ năm 2019, các chuyên gia công nghệ của EU đã sử dụng cách tiếp cận có tên “gươm hai lưỡi”: Nếu như một công nghệ trí tuệ nhân tạo cụ thể có thể bị sử dụng để xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì cũng thường tồn tại khả năng sử dụng chính công nghệ đó để bảo vệ hay nâng cao việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ....
Top 6 phát minh của tuổi teen làm thay đổi thế giới ( 19/02/2024 )
Tài không đợi tuổi, các phát minh sau đây của các em đã thật sự đem lại nhiều hữu ít trong thực tế cuộc sống và được cộng đồng ghi nhận....
✭ BÀI VIẾT LIÊN QUAN |
Truy cập hôm nay : 15
Truy cập trong 7 ngày :103
Tổng lượt truy cập : 14,983
|