07/12/2023 Lượt xem: 178
Sáng ngày 06/12/2023, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế,Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam,Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan long trọng tổ chức Lễ công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2023.
Các đồng chí lãnh đạo tham dự buổi Lễ thực hiện nghi thức công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2023
Tham dự lễ công bố có đồng chí Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Trưởng Ban chỉ đạo tuyển chọn, biên tập, công bố và phát hành Sách vàng Sáng tạo Việt Nam (Ban Chỉ đạo); đồng chí Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch hội đồng tuyển chọn Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2023; đồng chí Nguyễn Hoàng Giang, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể cùng 79 tác giả, nhóm tác giả có công trình được vinh danh.
Toàn cảnh Hội nghị
Phát biểu khai mạc buổi Lễ, đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà khẳng định việc công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam nhằm mục đích tôn vinh, cổ vũ các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp thiết thực, hiệu quả trong hoạt động khoa học, công nghệ, công bố rộng rãi các công trình, giải pháp sáng tạo khoa học, công nghệ; tuyên truyền, phổ biến tri thức khoa học, kết nối và đưa sản phẩm sáng tạo khoa học vào thực tiễn cuộc sống. Qua đó khơi dậy niềm tự hào về trí tuệ Việt Nam, tinh thần đam mê lao động sáng tạo, nâng cao chất lượng sống của nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.
Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Trưởng Ban chỉ đạo tuyển chọn, biên tập, công bố và phát hành Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2023phát biểu tại buổi Lễ
Trong số 79 công trình được vinh danh, tỉnh Sóc Trăng vinh dự góp phần với công trình “Kỹ thuật canh tác lúa thông minh giảm chi phí, hạ giá thành, tăng lợi nhuận, giảm phát thải khí nhà kính thích ứng biến đổi khí hậu tại tỉnh Sóc Trăng” của tác giả Võ Quốc Trung, Trung tâm Khuyến Nông tỉnh. Công trình canh tác lúa thông minh tập trung nghiên cứu khắc phục các yếu tố hạn chế và khai thác ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới một cách khoa học, linh hoạt, phù hợp với thực tiễn bao gồm 10 nội dung kỹ thuật như: Thực hiện thời gian giãn cách giữa 2 vụ sản xuất liền kề (không trồng trọt) để đất có thời gian nghỉ và phân hủy chất hữu cơ; Không đốt rơm rạ ngoài đồng, thay bằng giải pháp áp dụng thu gom rơm bằng máy cuộn rơm, lượng gốc rạ còn lại trên đồng sẽ áp dụng phương pháp phun chế phẩm Trichoderma kết hợp xới vùi xử lý gốc rạ; Kiểm tra trị số pH đất để có phương án xử lý điều chỉnh pH đất gần với trị số thích hợp đối với cây lúa (pH ≥ 6.0) bằng kỹ thuật bón vôi [CaO, hoặc Ca(OH)2] trước khi làm đất; San phẳng mặt bằng đồng ruộng và thiết kế hệ thống rãnh nước trên đồng bằng cơ giới với độ chênh lệch giữa nơi cao nhất và thấp nhất trên cùng một thửa ruộng không quá 5cm và hệ thống rãnh nước kích thước rãnh 20x20cm, khoảng cách rãnh 5-6m, kết nối với mương bao xung quanh; Chọn thời vụ gieo sạ theo khung lịch thời vụ của ngành nông nghiệp và tham chiếu thông tin dự báo thủy văn, chỉ số quan trắc mặn không vượt quá 0,5‰ và chỉ số rầy nâu của các trạm quan trắc côn trùng; Điều chỉnh lượng lúa giống gieo sạ ở mức không quá 100 kg/ha (sạ lan) và không quá 80 kg/ha (sạ theo hàng, cụm); Áp dụng kỹ thuật bón phân theo nguyên tắc “4 đúng” theo các đợt bón phân; Kỹ thuật quản lý nước tưới theo phương pháp “ướt, khô xen kẽ” (AWD) theo khuyến nghị của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI); Nâng cao khả năng nhận diện các yếu tố dịch hại và côn trùng có ích, sự tương tác giữa chúng trong hệ sinh thái đồng ruộng và biết cách quản lý hạn chế đến mức thấp nhất sử dụng thuốc BVTV hóa học; Thu hoạch lúa có độ chín tương đương 90% số hạt trên bông chín vàng, phù hợp thời gian sinh trưởng của giống lúa.
Ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2023phát biểu tại buổi Lễ
Các giải pháp kỹ thuật của Công trình không quá phức tạp, nông dân dễ tiếp cận và áp dụng vào sản xuất lúa gạo. Sau 5 năm thực hiện, tương ứng với 10 vụ lúa, hiệu quả công trình được thể hiện rõ nét: Chi phí sản xuất giảm 1,8 triệu đồng/ha/vụ; Giá thành lúa bình quân giảm 856 đ/kg; Thu nhập bình quân của người trồng lúa tăng 20,8 triệu đồng/ha/vụ; Lợi nhuận bình quân tăng 22,6 triệu đồng/ha/vụ. Kỹ thuật này sẽ hướng đến sản xuất lúa gạo bền vững theo các tiêu chí môi trường toàn cầu, để đạt được công nhận cấp “Tín chỉ Cacbon”, góp phần thực hiện thành công mục tiêu giảm phát thải ròng về “0” đến năm 2050 của Chính phủ.
Tác giả Võ Quốc Trung (giữa) với công trình “Kỹ thuật canh tác lúa thông minh giảm chi phí, hạ giá thành, tăng lợi nhuận, giảm phát thải khí nhà kính thích ứng biến đổi khí hậu tại tỉnh Sóc Trăng”
Phát biểu chỉ đạo tại buổi Lễ, đồng chí Đỗ Văn Chiến kỳ vọng, bản lĩnh, trí tuệ, năng lực sáng tạo của người Việt Nam sẽ được phát huy mạnh mẽ hơn trong thời gian tới và sẽ có nhiều công trình, giải pháp sáng tạo được tuyển chọn, công bố trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam trong những năm tiếp theo. Qua đó khơi dậy và phát huy mạnh mẽ hơn nữa sự “dấn thân” của đội ngũ trí thức, các nhà khoa học trong công tác nghiên cứu, giải quyết những vấn đề khó, vấn đề mới được đặt ra trong thực tiễn; đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua “Đoàn kết, sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và hội nhập quốc tế”; đồng lòng, chung sức hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước ta phát triển phồn vinh, hạnh phúc. Ý kiến chỉ đạo của đồng chí Đỗ Văn Chiến đã khẳng định sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với sự phát triển khoa học và công nghệ nước nhà; là nguồn động viên, cổ vũ, tôn vinh đối với các nhà khoa học, nhà sáng chế, những người say mê nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất và đời sống, đặc biệt là 79 tác giả, nhóm tác giả có công trình sáng tạo khoa học, công nghệ được công bố trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2023. Thu Nga
Quy chế xét tặng "Giải thưởng Hồ Chí Minh" và "Giải thưởng Nhà nước" về văn học, nghệ thuật ( 02/05/2024 )
Chính phủ ban hành Nghị định 36/2024/NĐ-CP quy định chi tiết xét tặng "Giải thưởng Hồ Chí Minh", "Giải thưởng Nhà nước" về văn học, nghệ thuật. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 20 tháng 5 năm 2024....
Quy chế Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học ( 02/05/2024 )
Ngày 10/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 06/2024/TT-BGDĐT về quy định về Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông (sau đây gọi tắt là Cuộc thi)....
Làm thế nào để bảo vệ một ý tưởng? ( 04/03/2024 )
Nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng mọi ý tưởng sáng tạo đều có thể được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT)....
Khi trí tuệ nhân tạo giúp chống vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ( 27/02/2024 )
Từ năm 2019, các chuyên gia công nghệ của EU đã sử dụng cách tiếp cận có tên “gươm hai lưỡi”: Nếu như một công nghệ trí tuệ nhân tạo cụ thể có thể bị sử dụng để xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì cũng thường tồn tại khả năng sử dụng chính công nghệ đó để bảo vệ hay nâng cao việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ....
✭ BÀI VIẾT LIÊN QUAN |
Truy cập hôm nay : 48
Truy cập trong 7 ngày :157
Tổng lượt truy cập : 15,869
|