Banner Ngày 5/11/2024
Thông báo kết quả Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sóc Trăng lần thứ XIII năm 2024 ( 16/07/2024 )

Chiều ngày 12/8, tại Hà Nội, Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại 62 điểm cầu của Liên hiệp Hội các địa phương và các hội ngành toàn quốc về việc lấy ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi Nghị định 45/2010/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

Quang cảnh hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam nhấn mạnh Dự thảo sửa đổi Nghị định 45/2010/NĐ-CP lần này có tác dụng trực tiếp và quan trọng tới tổ chức, hoạt động và quản lý hội đối với tất cả các tổ chức hội, trong đó có tổ chức đại diện trí thức là Liên hiệp Hội các cấp và các hội ngành toàn quốc thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam. Vì vậy, việc tổ chức lấy ý kiến các nhà khoa học, các tổ chức hội là rất cần thiết để Liên hiệp Hội Việt Nam tổng hợp, góp ý về Bộ Nội Vụ.

Sau 12 năm ban hành và thực hiện Nghị định 45/2010/NĐ-CP, nhiều nội dung của Nghị định không còn phù hợp, chưa bao quát, điều chỉnh hết các mặt trong thực tiễn đặt ra. Các vần đề như: thiếu chế tài xử lý vi phạm, chưa rõ trách nhiệm của cơ quan nhà nước, công tác kiểm tra, việc lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất... chưa đảm bảo tính chặt chẽ; chế độ, chính sách của cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước luân chuyển, điều động, phân công chưa được quy định rõ ràng; chưa làm rõ các nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước giao cùng với đó là việc chưa có quy định đảm bảo, hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên, hoạt động chuyên môn của các tổ chức hội; quy định, tiêu chuẩn, trách nhiệm đối với người đứng đầu hội,....

 

Chủ tịch LHHVN Phan Xuân Dũng, PCT LHHVN Phạm Quang Thao, TTK LHHVN Nguyễn Quyết Chiến chủ trì hội thảo

Thực hiện Kết luận số 158-TB/TB-TW, ngày 02/01/2020 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Kết luận số 102-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XI về hội quần chúng trong tình hình mới và nhu cầu thực tế hoạt động, quản lý hội, đảm bảo tính thống nhất đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành, việc xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 45/NĐ-CP là cần thiết trong giai doạn hiện nay.

Tại Hội thảo, nhiều ý kiến đánh giá cao dự thảo Nghị định do Bộ Nội vụ soạn thảo, trong đó nhiều vấn đề thực tiễn đã quy định chặt chẻ hơn, ví dụ như: quy định về chính sách nhà nước đối với hội; quy định về nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao, cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ; quy định về cơ sở dữ liệu hội; tiêu chuẩn người đứng đầu hội, quy định về bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm ngưới đứng đầu hội,....

Nguyên PCT kiêm TTK LHHVN  Phạm Văn Tân tại điểm cầu Hà Nội

Hội thảo cũng đóng góp nhiều ý kiến xác đáng dựa trên cơ sở các văn bản của Đảng, Nhà nước quy định liên quan đến hội trong đó có Liên hiệp Hội ở Trung ương và địa phương và thực tiễn hoạt động của các hội. Các tổ chức hội được Đảng xác định là tổ chức chính trị - xã hội, có Đảng đoàn cần xem xét có quy định riêng cho phù hợp, không thuộc đối tượng điều chỉnh của dự thảo Nghị định này. Xem xét cho những người làm công tác tại hội được tuyển dụng, quản lý, sử dụng theo quy định của công chức thì vẫn được hưởng phụ cấp công vụ như những cán bộ, công chức được Đảng, Nhà nước luân chuyển, điều động, phân công làm việc tại hội. Các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ được “đảm bảo” cơ sở vật chất và phương tiện hoạt động thay cho việc “hỗ trợ” như dự thảo, việc này trước nay đã được cơ quan có thẩm quyền thực hiện cho Liên hiệp Hội địa phương như các sở/ban/ngành khác, nếu chỉ hỗ trợ thì việc trang bị cơ sở vất chất sẽ rất khó khăn và đó sẽ là một bước lùi trong thực tiễn. Việc các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước khác giao nhiệm vụ cho hội theo cơ chế đặt hàng, kinh phí lấy từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của cơ quan, tổ chức là chưa phù hợp; kinh phí chi thường xuyên của các cơ quan, tổ chức là kinh phí khoán, có hạn, vì vậy nếu lấy từ nguồn này thì họ sẽ không bao giờ đặt hàng được. Vì vậy, đề nghị xem xét thay bằng nguồn kinh phí hợp pháp có thể là kinh phí sự nghiệp chuyên ngành, kinh phí sự nghiệp kinh tế.

Thực tế cho thấy, các hội do Nhà nước đảm bảo kinh phí chi lương theo số biên chế được giao, cơ quan kiểm soát cấp kinh phí và cơ quan kiểm soát chi đòi hỏi phải có cơ quan có thẩm quyền công nhận hay phê chuẩn kết quả bầu cử ban lãnh đạo hội để làm cơ sở cho họ xét cấp kinh phí, kiểm soát chi phụ cấp chức vụ, thù lao đối với cán bộ, công chức nghỉ hưu giữa chức danh lạnh đạo hội. Vì vậy, đề nghị bổ sung quy định về cơ quan cụ thể nào công nhận hay phê chuẩn kết quả bầu cử.

Về tiêu chuẩn người đứng hội, trong đó có quy định có “đủ sức khỏe” rất chung và rất khó xác định. Thực tế cho thấy, những người có tuổi đời từ 70 trở lên thì mọi hoạt động gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, đề nghị bổ sung điều này về độ tuổi của cán bộ được bầu giữ chức danh lãnh đạo (Chủ tịch, Phó Chủ tịch) đối với các hội ngân sách nhà nước đảm bảo, hỗ trợ kinh phí hoạt động.

Phát biểu kết thúc Hội thảo, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng đánh giá rất cao sự quan tâm, phát biểu xác thực, đầy tâm quyết của đội ngũ trí thức một lòng theo Đảng, vì sự phát triển của đất nước. Ngoài 14 ý kiến phát biểu tại Hội thảo, còn 12 ý kiến đăng ký phát biểu nhưng do thời gian có hạn nên chưa phát biểu, các ý kiến cần tiếp tục gửi về Ban Tổ chức và Chính sách của Liên hiệp Hội Việt Nam để tổng hợp góp ý về Bộ Nội vụ. Do các hội có phạm vi, tính chất hoạt động có khác nhau nên có nhiều ý kiến khác là hoàn toàn bình thường, Hội thảo ghi nhận và tôn trọng các ý kiến phát biểu tại Hội thảo.

 

LHHST

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Truy cập hôm nay : 43
Truy cập trong 7 ngày :157
Tổng lượt truy cập : 15,873