Banner Ngày 26/4/2025
Thông báo về việc gia hạn thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi Hội thi Sáng tạo kỹ thuật năm 2024 - 2025 ( 24/04/2025 )

Sáng ngày 12/04/2025 tại Hội trường Nhà hàng Cảnh Biển, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp Hội) Việt Nam, Viện nghiên cứu các ứng dụng và chuyển giao công nghệ phối hợp với Liên hiệp Hội Kiên Giang tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long”.

 

Quang cảnh Hội thảo

 

Tham dự Hội thảo có Tiến Sĩ Lê Công Lương, Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban KH&HTQT Liên hiệp Hội Việt Nam, Ông Lương Thanh Hải, Chủ tịch Liên hiệp Hội Kiên Giang, Lãnh đạo Viện nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ, Lãnh đạo Liên hiệp Hội các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, lãnh đạo các Sở, ban, ngành tỉnh Kiên Giang, đại diện báo, đài đến dự và đưa tin.

 

Phát biểu khai mạc Hội thảo Chủ tịch Liên hiệp Hội Kiên Giang ông Lương Thanh Hải nhấn mạnh Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa, vựa thủy sản lớn nhất của cả nước, đóng vai trò then chốt trong đảm bảo an ninh lương thực và phát triển kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, xâm nhập mặn, sụt lún đất, thiếu nước ngọt và những thách thức về thị trường, chất lượng sản phẩm… đã và đang đặt ra yêu cầu cấp thiết về đổi mới tư duy sản xuất, chuyển đổi mô hình nông nghiệp theo hướng hiệu quả, an toàn và bền vững. Hội thảo cũng là nơi để kết nối các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và người nông dân,  những chủ thể trực tiếp của quá trình chuyển đổi, cùng hướng đến mục tiêu chung: một nền nông nghiệp xanh, sạch, hiệu quả và bền vững lâu dài.

 

Tiến Sĩ Lê Văn Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiêng Giang cho biết Mục tiêu của ngành Mông nghiệp và Môi trường là hình thành và phát triển các vùng sản xuất trọng điểm của tỉnh hướng đến nông nghiệp tuần hoàn, sinh thái, đạt các tiêu chuẩn chứng nhận như: vùng nuôi đạt các chứng nhận quốc tế như ASC, GlobalGAP…trồng trọt hữu cơ, chăn nuôi hữu cơ, tôm hữu cơ, tôm sinh thái…. theo yêu cầu của thị trường trong nước và Quốc tế; đẩy nhanh tiến độ cấp giấy xác nhận đối tượng thủy sản nuôi chủ lực, truy xuất nguồn gốc sản phẩm nuôi, vùng nuôi. Đồng thời tập trung đầu tư hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng phục vụ phát triển nuôi tôm nước lợ thích ứng với biến đổi khí hậu và an toàn dịch bệnh. Triển khai có hiệu quả các chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản, nhất là chính sách phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

 

Đặc biệt, để phát triển nông nghiệp bền vững cần có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ của 4 nhà (Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông). Bên cạnh các chính sách hỗ trợ của tỉnh như ưu tiên về vốn, kỹ thuật, đầu tư hệ thống hạ tầng, thủy lợi của tỉnh thì các doanh nghiệp tham gia và cam kết bao tiêu sản phẩm chính từ nông nghiệp bền vững. Để phát triển nông nghiệp bền vững, trong những năm qua, ngành nông nghiệp và Môi trường tỉnh Kiên Giang đã tập trung vào sản xuất gia tăng năng suất để đáp ứng nhu cầu về sản lượng, tuy nhiên vẫn không làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Phát triển nông nghiệp bền vững bao gồm các hoạt động thân thiện với môi trường, khả thi về mặt kinh tế và công bằng về mặt xã hội. Phát triển nông nghiệp bền vững đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện, cân bằng các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường.

 

Các đại biểu chụp ảnh tại Hội thảo

 

Hội thảo đã thu hút được nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm và đầy tính thực tiễn từ các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và người dân địa phương.

 

Tuy nhiên, là một vùng đất giàu tiềm năng nhưng cũng đang chịu tác động ngày càng rõ rệt của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, sụt lún đất và thiếu hụt nguồn nước ngọt, đòi hỏi cần có những nghiên cứu khoa học phù hợp để khắc phục những tác động nêu trên, phát huy tốt những tiềm năng và lợi thế của khu vực đồng bằng này.

 

Từ thực tiễn tại các địa phương, nhiều mô hình sản xuất tiên tiến, hiệu quả cao, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, và tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị đã và đang chứng minh hiệu quả rõ rệt. Những mô hình canh tác thuận thiên, kết hợp giữa nông nghiệp và thủy sản, sử dụng giống mới, kỹ thuật canh tác thông minh, giảm phát thải, tăng hiệu quả kinh tế đã mở ra những hướng đi mới, khả thi và bền vững.

 

Tuấn Tài

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Truy cập hôm nay : 31
Truy cập trong 7 ngày :163
Tổng lượt truy cập : 18,932