Banner Ngày 4/5/2024
Thông báo đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025 ( 24/04/2024 )

Trong thời đại ngành công nghiệp văn hóa đang phát triển, nhu cầu chuyển đổi số ngành di sản văn hóa nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội vừa bảo tồn, gìn giữ, mở rộng giao lưu, vừa phát huy các dịch vụ văn hóa được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Vì vậy, thực hiện số hóa để từng bước tiến tới chuyển đổi số ngành di sản văn hóa là xu hướng tất yếu, là giải pháp tối ưu để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa theo hướng bền vững, đưa di sản văn hóa trở thành sản phẩm phát triển du lịch, góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới.  

So hoa bao tang

Thực hiện scan số hóa hồ sơ khoa học di sản, tài liệu, hiện vật giấy

Ngày 31/12/2021 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 3611/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và ngày 06/10/2022 Ủy ban nhân tỉnh Sóc Trăng phê duyệt Đề án 03/ĐA-UBND về Chuyển đổi số tỉnh Sóc Trăng đến năm 2025, định hướng tới năm 2030. Nhằm đáp ứng nhiệm vụ chuyển đổi số trên lĩnh vực văn hóa của tỉnh. Thời gian qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Bảo tàng tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch triển khai cơ sở dữ liệu về các bộ sưu tập hiện vật bảo tàng, hồ sơ khoa học di sản văn hóa thông qua các hình thức số hóa tư liệu đang lưu giữ trong kho cơ sở Bảo tàng tỉnh và đang trưng bày tại Bảo tàng tổng hợp và Phòng trưng bày Văn hóa Khmer.  

So hoa bao tang

Thực hiện chụp ảnh số hóa hiện vật trong kho bảo quản hiện vật bảo tàng

Bảo tàng tỉnh đã phối hợp với Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, thành phố Hồ Chí Minh (đơn vị trúng thầu xây dựng dự thảo Đề án ứng dụng phần mềm APP bảo tàng thông minh tại Sóc Trăng) tiến hành lựa chọn 1.000 hồ sơ và hiện vật tiêu biểu để chụp ảnh, khảo sát thực tế và kiểm tra hồ sơ khoa học 04 di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia và 10 di tích cấp tỉnh để ghi hình, chụp ảnh 3600.  Thực hiện rà soát, bổ sung hồ sơ khoa học các hiện vật đang trưng bày tại Bảo tàng, Nhà truyền thống các huyện, thị xã, thành phố và các di tích có phòng trưng bày lưu niệm; thực hiện biên tập nội dung lý lịch 51 di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh và 08 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia để giới thiệu trên (Website) trang thông tin điện tử của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng; số hóa tư liệu, hình ảnh khảo tả di tích, các bản dập, bản dịch chữ Hán Nôm, văn bia, hoành phi, câu đối, bản vẽ hiện trạng di tích, tất cả được lưu trữ thành file số, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp thông tin nhanh, chính xác về di sản văn hóa phục vụ xây dựng dự thảo Đề án ứng dụng phần mềm APP bảo tàng thông minh trình cơ quan thẩm quyền phê duyệt.  

Song song đó, Bảo tàng tỉnh cũng đã tiến hành nhập gần 200 hồ sơ khoa học hiện vật và 51 hồ sơ di tích, 08 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã số hóa lên phần mềm Hệ thống quản lý thông tin hiện vật và Hệ thống thông tin quản lý di sản văn hóa do Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý.

Trên cơ sở dữ liệu đã được số hóa sẽ là hạ tầng công nghệ để Bảo tàng tỉnh Sóc Trăng chuẩn bị cho việc thực hiện ứng dụng phần mềm APP bảo tàng thông minh tại Bảo tàng tỉnh vào toàn bộ các hoạt động Bảo tàng trong tương lai, nhằm đảm bảo phục vụ sự tương tác giữa các đối tượng du khách tham quan, nghiên cứu, trải nghiệm trên nền tảng công nghệ số với hiện vật bảo tàng, các di sản văn hóa. Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và quảng bá các di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng trên không gia mạng./.

Nguyễn Văn Dũng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Truy cập hôm nay : 27
Truy cập trong 7 ngày :107
Tổng lượt truy cập : 12,816