30/06/2023 Lượt xem: 177
Sáng ngày 21/6, tại nhà văn hóa xã Hòa Tú 2, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, UBND huyện Mỹ Xuyên tổ chức Hội thảo chuyên đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình tôm - lúa”. Đến dự và tham gia diễn giả có ông Đào Đắc Hùng - Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Xuyên; PGs. TS Võ Nam Sơn – Phó Trưởng Khoa Khoa học và Công nghệ biển - Trường Thủy sản, Đại học Cần Thơ và Ths Nguyễn Minh Đương, Trưởng phòng nghiệp vụ tổng hợp, Phân viện Nghiên cứu Thủy sản Nam sông Hậu thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 2; đại diện lãnh đạo các đơn vị chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT; đại diện lãnh đạo UBND các xã vùng tôm - lúa; đại diện các công ty, doanh nghiệp đang liên kết sản xuất vùng tôm - lúa huyện Mỹ Xuyên; cùng hơn 100 nông dân nuôi tôm của huyện Mỹ Xuyên và phóng viên báo, đài đến dự và đưa tin. Chủ trì Hội thảo
Tại buổi Hội thảo, đại diện phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã báo cáo tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của mô hình tôm – lúa huyện Mỹ Xuyên. Từ việc bắt tôm tép tự nhiên và trồng lúa mùa vào mùa mưa với năng suất thấp; nhờ một số nông dân tiên phong thử nghiệm nuôi tôm Sú vào những năm 1990 đã hình thành mô hình sản xuất tôm – lúa của huyện Mỹ Xuyên. Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, mô hình tôm – lúa huyện Mỹ Xuyên đã đạt được một số thành tựu nhất định như: sản lượng tôm nuôi ngày càng tăng (năm 2015 sản lượng chỉ trên 30.000 tấn, đến năm 2022 tăng lên gần 48.500 tấn), tỷ lệ thiệt hại ngày càng giảm (năm 2015 tỷ lệ thiệt hại là 22%, đến năm 2022 chỉ còn trên 5%), sản xuất được gần 60ha lúa đạt chứng nhận hữu cơ, có 04 Hợp tác xã nuôi tôm đạt chứng nhận VietGAP, 03 Hợp tác xã đạt chứng nhận ASC và 01 Hợp tác xã trồng lúa đạt chứng nhận GlobalGAP;... ngoài ra, còn phát triển nuôi xen canh, luân canh các đối tượng thủy sản khác như cua biển, tôm càng xanh, cá chẽm, cá chốt, trồng màu bờ bao, trồng cỏ phát triển chăn nuôi bò, dê,... Tuy nhiên, mô hình luân canh tôm – lúa huyện Mỹ Xuyên hiện nay cũng đang gặp phải một số khó khăn, hạn chế nhất định như: diện tích trồng lại lúa trên nền đất nuôi tôm ngày càng giảm; sản xuất đa phần còn nhỏ lẻ nên khó khăn trong thực hiện liên kết sản xuất; một số hộ tự phát mô hình nuôi tôm siêu thâm canh lót bạt, xả thải gây ô nhiễm môi trường; việc cơ giới hóa trong sản xuất tôm – lúa, đặc biệt là trồng lúa vùng tôm còn hạn chế;.... Nông dân tìm hiểu kỹ thuật
Trước thực trạng trên, cùng với việc giá tôm nguyên liệu nửa đầu năm 2023 xuống rất thấp làm ảnh hưởng đến việc nuôi tôm nói chung và sản xuất tôm – lúa nói riêng; UBND huyện Mỹ Xuyên đã quyết định tổ chức Hội thảo chuyên đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình tôm – lúa”nhằm tìm hướng đi mới cho mô hình tôm – lúa ngày càng phát triển hơn nữa. Tại buổi hội thảo, bà con nông dân đã đặt ra rất nhiều câu hỏi liên quan đến việc phát triển mô hình tôm - lúa như: giải pháp giảm chi phí sản xuất trong nuôi tôm, trồng lúa; giải pháp giảm rủi ro dịch bệnh; việc đa dạng hóa đối tượng cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, phù hợp với vùng tôm - lúa Mỹ Xuyên; nhờ giới thiệu các giống lúa chịu mặn; một số bệnh thường gặp trên tôm nuôi vùng tôm - lúa và giải pháp phòng, trị;... Các câu hỏi của bà con nông dân được các diễn giả trả lời một cách thỏa đáng. Bà con nông dân đánh giá rất cao chất lượng cuộc hội thảo và mong các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tiếp tục tổ chức nhiều cuộc hội thảo hơn nữa để được giải đáp những khó khăn gặp phải trong quá trình nuôi tôm, trồng lúa cũng như cập nhật những kiến thức khoa học kỹ thuật mới. Ông Đào Đắc Hùng – Phó chủ tịch huyện Mỹ Xuyên phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo
Phát biểu kết luận Hội thảo, ông Đào Đắc Hùng – Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Xuyên đánh giá rất cao cuộc Hội thảo. Các diễn giả đến từ viện, trường, cũng như đại diện các cơ quan chuyên mô của Sở Nông nghiệp và PTNT đã giải đáp, cung cấp rất nhiều thông tin, giải pháp hay để bà con phát triển mô hình tôm - lúa. Ông đề nghị: đối với các ngành, đoàn thể huyện, UBND các xã cần tiếp tục tuyên truyền ý nghĩa của mô hình tôm – lúa bền vững; vận động các đoàn viên, hội viên, bà con nông dân lấp lại vụ lúa sau vụ nuôi tôm theo theo Chỉ thị 13-CT/HU, ngày 16/02/2023 của Ban thường vụ Huyện ủy; đối với các hợp tác xã, tổ hợp tác khuyến cáo bà con nông dân thực hiện hướng dẫn của chính quyền địa phương về việc lấp lúa nền tôm; các cơ quan chuyên môn tiếp thu ý kiến của các diễn giả về các mô hình hiệu quả, tuyền thông cho các hộ nông dân để áp dụng vào thực tế sản xuất; khuyến cáo người nuôi, trồng năng động, sáng tạo, chủ động tìm hiểu, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn, đa dạng hóa đối tượng cây trồng, vật nuôi; nuôi trồng xen canh, luân canh nhằm phát huy tối đa sức sản xuất của đất, tăng giá trị sản xuất trên cùng 1 đơn vị diện tích; tham gia vào các tổ hợp tác, hợp tác xã để sản xuất có hiệu quả hơn; thực hiện liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đầu ra nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Ông Hùng đề nghị các cơ quan chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục hỗ trợ huyện Mỹ Xuyên phát triển mô hình tôm – lúa, giới thệu các giống cây trồng, vật nuôi, mô hình sản xuất hiệu quả, phù hợp với vùng tôm – lúa của huyện, phát triển và nhân rộng mô hình tôm – lúa của huyện Mỹ Xuyên nói riêng và của tỉnh Sóc Trăng nói chung; đề nghị các viện, trường giới thiệu, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất tôm – lúa trong nước và trên thế giới để phát triển phù hợp với vùng tôm – lúa huyện Mỹ Xuyên; đối vớicác doanh nghiệp cần chủ động liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tôm – lúa của huyện, hình thành các chuỗi liên kết bền vững, dài lâu trên cơ sở cùng có lợi, chia sẻ, hài hòa lợi ích của các bên; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn như Nghị định số 57/2018/NĐ-CP, ngày 17/4/2018 Về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và Nghị định số 98/2018/NĐ-CP, ngày 05/7/2018 Về chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;.... để đầu tư, hợp tác với các Hợp tác xã, Tổ hợp tác và nông dân phát triển mô hình tôm – lúa, phát triển kinh tế, xã hội vùng nông thôn. Hy vọng với sự phối hợp của các bên liên quan, mô hình tôm – lúa huyện Mỹ Xuyên sẽ còn phát triển hơn nữa, nhằm ổn định và nâng cao đời sống người dân, góp phần xây dựng huyện Mỹ Xuyên thành huyện Nông thôn mới nâng cao vào năm 2025./. Tăng Thanh Chí Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mỹ Xuyên
Nữ huyện đội trưởng duy nhất của Sóc Trăng mang vàng hồi môn giúp cách mạng ( 05/05/2025 )
![]()
TPO - Thiếu tá Võ Thị Lan (Tư Lan) - nguyên Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) - tới nay vẫn là nữ huyện đội trưởng đầu tiên và duy nhất của tỉnh Sóc Trăng. Một đời gắn bó với cách mạng, bà Tư Lan còn nổi tiếng với câu chuyện mang 4 lượng vàng hồi môn đi giúp kháng chiến....
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng tổ chức hội nghị góp ý dự thảo Đề án sắp xếp, hợp nhất các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng ( 24/04/2025 )
![]()
Hội nghị diễn ra vào sáng ngày 23/4 tại Hội trường Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh dưới sự chủ trì của đồng chí Ngô Hùng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh. Tham dự còn có lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Sở Nội vụ, đại diện lãnh đạo các đoàn thể chính tri- xã hội, các hội quần chúng, MTTQ các huyện,...
Thông qua nghị quyết sắp xếp, sáp nhập cấp tỉnh, cấp xã ( 22/04/2025 )
![]()
(Chinhphu.vn) - HĐND tỉnh Sóc Trăng đã thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã....
Hợp nhất Báo Sóc Trăng và Đài Phát thanh và Truyền hình Sóc Trăng ( 14/04/2025 )
![]()
STO - Chiều ngày 14/4, tại Hội nghị lần thứ 38 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng khóa XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Ban Tổ chức Tỉnh ủy công bố quyết định về việc hợp nhất Báo Sóc Trăng và Đài Phát thanh và Truyền hình Sóc Trăng thành Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Sóc Trăng. Đồng thời, công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy phân công,...
✭ BÀI VIẾT LIÊN QUAN |
Truy cập hôm nay : 29
Truy cập trong 7 ngày :131
Tổng lượt truy cập : 19,159
|