15/10/2024 Lượt xem: 26
Chuyển đổi số có ý nghĩa quan trọng đối với tất cả các ngành, trong thời đại công nghệ 4.0 và đây là xu thế toàn cầu. Do đó, để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành hoạt động tại đơn vị, nâng cao hiệu quả sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản và truyền tải thông tin về các dự báo, cảnh báo thiên tai đến địa phương, nông dân về sản xuất nông nghiệp hiệu quả, kịp thời, ngành Nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng đã triển khai thực hiện việc chuyển đổi số trong nông nghiệp, góp phần đem lại nhiều tín hiệu tích cực đối với từng lĩnh vực trong nông nghiệp. Ngành Nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện chuyển đổi số trong việc cài đặt các ứng dụng các phần mềm về dự báo thời tiết, đo độ mặn nước… trên điện thoại thông minh. Ảnh: THÚY LIỄU
Để thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi số, ngành Nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng đã tuyên truyền cho tất cả công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành quán triệt, triển khai kịp thời các văn bản về Chuyển đổi số tỉnh Sóc Trăng. Qua đó, đã nâng cao nhận thức cho tất cả công chức, viên chức, người lao động trong ngành về chuyển đổi số; 100% công chức, viên chức có điện thoại thông minh được cài đặt ứng dụng Zalo OA trang thông tin Chuyển đổi số tỉnh Sóc Trăng, theo dõi thông tin chuyển đổi số của tỉnh. Cùng với đó, ngành Nông nghiệp tỉnh còn hỗ trợ cho doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất nông sản về việc kết nối công nghệ thông tin, công nghệ số, đăng ký tài khoản môi trường số, quảng bá kết nối tiêu thụ hiệu quả các mặt hàng nông sản của tỉnh thông qua sàn thương mại điện tử Sóc Trăng, các trang website bán hàng online, trang Facebook, Zalo, các cuộc hội nghị, hội chợ…
Đồng chí Lư Tấn Hòa - Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Thủy sản Sóc Trăng chia sẻ: “Thông qua việc triển khai thực hiện chuyển đổi số, đơn vị đã ứng dụng một số phần mềm của Tổng cục Thủy sản như: phần mềm nhật ký điện tử VNFishbase quản lý nuôi trồng và khai thác thủy sản; quản lý mã số vùng nuôi; phần mềm quản lý giám sát tàu cá, quản lý cân điện tử hàng hóa qua cảng; hệ thống cơ sở dữ liệu cập nhật vi phạm của tàu cá. Phần mềm quan trắc môi trường tự động tại vùng sản xuất nông nghiệp; phần mềm quản lý cá tra và danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh. Thành lập các nhóm Zalo để kết nạp nông dân nuôi tôm, cá, các tổ hợp tác, hợp tác xã nuôi tôm và các tổ chức như WWF, ICAFIS, doanh nghiệp và nhà khoa học vào nhóm, cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy sản, giá cả vật tư, giá tôm nguyên liệu. Từ việc ứng dụng các phần mềm trên đã góp phần giúp cho đơn vị quản lý hoạt động của các tàu cá đánh bắt xa bờ, kịp thời cảnh báo các tàu đánh bắt hải sản không khai thác vượt sang vùng biển nước ngoài, góp phần cho tỉnh Sóc Trăng cùng Chính phủ tháo gỡ cảnh báo Thẻ vàng của Ủy ban châu Âu”.
Hiện tại, hầu hết các đơn vị trực thuộc ngành Nông nghiệp tỉnh đều được trang bị đầy đủ máy tính để bàn, máy tính xách tay đảm bảo phục vụ công tác chuyên môn; có hệ thống mạng LAN kết nối (có dây và không dây) giữa các máy tính, máy in phục vụ in ấn qua mạng, khai thác dữ liệu, trao đổi tài liệu với các máy tính trong đơn vị. Hệ thống mạng kết nối internet với tốc độ 8 - 100 Mbps dùng để truy cập internet sử dụng các phần mềm quản lý chuyên môn, nghiệp vụ. Bên cạnh việc sử dụng các phần mềm, ứng dụng trong hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh, ngành Nông nghiệp tỉnh còn sử dụng các phần mềm về quản lý kế toán, quản lý tài sản công, bảo hiểm; thuế… Ngành Nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng chuyển đổi số trong việc ứng dụng các thiết bị thông minh đo độ mặn của nước, trước khi lấy nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Ảnh: THÚY LIỄU
“Đối với hệ thống thủy lợi và phòng, chống thiên tai, đơn vị đã ứng dụng phần mềm quản lý chuyên ngành, xây dựng cơ sở dữ liệu ngành nước của tỉnh đưa lên trang web của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh. Quản lý, vận hành 7 trạm quan trắc nước trong APP “Nguồn nước Cửu Long” nhằm cung cấp thông tin, số liệu về mực nước, độ mặn, pH trên nền tảng điện thoại thông minh và máy tính để bàn. Sử dụng hệ thống tin nhắn (https://tinnhanthuonghieu.vn) phục vụ công tác phòng ngừa hạn, xâm nhập mặn và phòng, chống thiên tai. Hệ thống giám sát, theo dõi sạt lở bờ sông, bờ biển ứng dụng phòng chống thiên tai “PCTT” trên điện thoại thông minh”, đồng chí Phạm Tấn Đạo - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Sóc Trăng cho biết.
Các đơn vị trực thuộc ngành Nông nghiệp tỉnh có trên 95% công chức, viên chức, người lao động sử dụng thư công vụ, sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành. Có 100% các báo cáo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đều được kết nối, tích hợp chia sẻ dữ liệu số trên hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh. Trên 95% cán bộ, công chức, viên chức người lao động thuộc ngành Nông nghiệp tỉnh sử dụng di động 4G/5G và có tài khoản thanh toán điện tử.
Đồng chí Trần Tấn Phương - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng cho biết, nhằm thực hiện hiệu quả hơn nữa việc chuyển đổi số toàn ngành Nông nghiệp của tỉnh trong thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chuyên môn từng bước lồng ghép các nguồn vốn được giao triển khai chuyển đổi số tại đơn vị, ứng dụng và nâng cấp các phần mềm chuyên ngành hiện có và thực hiện tốt các thủ tục hành chính. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc sở sử dụng thư công vụ để trao đổi công việc và sử dụng phần mềm Quản lý văn bản và điều hành, ký số văn bản đi; đẩy mạnh việc tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục hành chính.
Ngành Nông nghiệp tỉnh đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin và phát triển hạ tầng kết nối mạng internet; xây dựng các phần mềm quản lý chuyên ngành, chia sẻ tích hợp cơ sở dữ liệu lên IOC của ngành và được liên thông với nhau. Tiếp tục hỗ trợ kết nối thông tin về các sản phẩm nông sản, thực phẩm của địa phương lên sàn thương mại điện tử Sóc Trăng cho doanh nghiệp, hộ sản xuất nông sản. Tiếp tục phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh theo hướng chuỗi thực phẩm an toàn; tạo ra chuỗi giá trị nông sản thực phẩm bền vững, kết hợp gắn tem điện tử truy xuất nguồn gốc sản phẩm…
THÚY LIỄU (Nguồn: STO)
Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam tổ chức khảo sát điểm du lịch tại Sóc Trăng ( 24/12/2024 )
Trong 02 ngày 21-22/12, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam tổ chức đoàn Famtrip doanh nghiệp du lịch đến khảo sát, xây dựng sản phẩm du lịch gắn với phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Sóc Trăng, do bà Lê Thị Minh Quế, chuyên viên chính, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam làm trưởng đoàn cùng các thành viên của Cục và hơn 2...
Đồng chí Nguyễn Văn Định giữ chức Chủ tịch Chuyên trách Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Sóc Trăng ( 12/12/2024 )
Chiều ngày 10/12, tại Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Sóc Trăng diễn ra Hội nghị Ban Chấp hành Hội tỉnh năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Trần Phước Vĩnh - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Sóc Trăng; Vũ Thị Hiếu Đông - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng; các đồng chí Ban Chấp hành Hội VHNT tỉnh....
Ông Châu Minh Thuyền được tín nhiệm bầu giữ chức Phân hội Múa nhiệm kỳ 2025-2030 ( 04/12/2024 )
Chiều ngày 3/12, tại Văn phòng Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Sóc Trăng đã diễn ra Đại hội Phân hội Múa (PHM) nhiệm kỳ 2025-2030. Tại Đại hội, các đại biểu đã bầu Ban Chấp hành PHM gồm 3 thành viên; ông Châu Minh Thuyền được tín nhiệm bầu giữ chức Phân hội trưởng, bà Vũ Hoài Thanh, phân hội phó....
Hội huyện Cù Lao Dung: Tổng kết công tác năm 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025 ( 04/12/2024 )
Sáng 04/12/2024, tại phòng họp số 2 Ủy ban nhân dân huyện, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Dự Hội nghị có: ông Nguyễn Hùng, Chủ tịch Hội Nạn nhân chât độc da cam/dioxin tỉnh Sóc Trăng; bà Huỳnh Thị Khánh Ngọc, Phó chủ tịch Hội Ch...
✭ BÀI VIẾT LIÊN QUAN |
Truy cập hôm nay : 26
Truy cập trong 7 ngày :138
Tổng lượt truy cập : 16,878
|