Banner Ngày 27/12/2024
Thông báo Tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh thực hiện vào năm 2025 ( 09/12/2024 )

Các lớp truyền dạy được khai giảng từ ngày 16/8/2024, theo Kế hoạch số 1036/KH-SVHTTDL ngày 28/05/2024 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng năm 2024.  

 

Sáng ngày 14/10, Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh tổ chức bế giảng các lớp truyền dạy di sản văn hoá phi vật thể quốc gia “Nghệ thuật trình diễn dân gian Nhạc Ngũ âm” năm 2024. Đến dự có ông Sơn Pô, Phó Giám đốc Sở VHTTDL; đại diện lãnh đạo các phòng chuyên môn thuộc sở; ông Lưu Thanh Hùng, Trưởng đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh; các vị Đại đức, Sư trụ trì các chùa: Om Pu Ye; Trà Tim Mới; Trà Tim Giữa; chùa Cần Đước (huyện Mỹ Xuyên) và chùa Peam Buôl Thmây (thành phố Sóc Trăng), cùng 80 học viên tham dự lớp truyền dạy.

 

Ông Lưu Thanh Hùng, Trưởng Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh phát biểu tại lễ bế giảng

 

Nghệ thuật trình diễn dân gian nhạc Ngũ âm của người Khmer được Bộ VHTTDL công nhận đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2021 và được phê duyệt Đề án bảo tồn và phát huy giá trị tại Quyết định số 2275/QĐ-UBND ngày 31/8/2022 Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng. Để gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị loại hình nghệ thuật này cần thiết phải mở lớp truyền dạy cho thế hệ kế thừa là một trong các giải pháp quan trọng hiệu quả và cấp thiết nhất.

 

Sau 02 tháng mở các lớp truyền dạy, dưới sự tận tình hướng dẫn của các giảng viên, nghệ nhân, cùng với sự tích cực chịu khó học tập của học viên, đã mang lại những thành quả đáng trân trọng và biểu dương. Tại lễ tổng kết, các học viên đã trình diễn các tiết mục được học như: Bài Soryda lớp truyền dạy tại chùa Peam Buôl Thmây; Bài Khlom, lớp truyền dạy tại chùa Trà Tim Mới; Bài Khúc Hoan ca, lớp truyền dạy tại chùa Trà Tim Giữa; Bài Ale, lớp truyền dạy tại chùa Cần Đước và Bài Chum Veng, lớp truyền dạy tại chùa Nhu Gia.

 

Ban tổ chức trao Giấy chứng nhận hoàn thành khóa truyền dạy cho học viên

 

Phát biểu bế giảng các lớp truyền dạy, ông Lưu Thanh Hùng, Trưởng Đoàn Nghệ thuật Khmer (Đoàn NTK) chia sẻ, trong quá trình triển khai truyền dạy, tuy cũng còn gặp nhiều khó khăn nhất định, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng với sự nhiệt huyết, tận tình hướng dẫn, truyền dạy của tập thể giảng viên, các nhạc công của Đoàn NTK cùng sự nổ lực, chịu khó học tập của học viên cả 05 lớp; đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi của các vị sư Đại đức, Sư trụ trì của các chùa đã hỗ trợ về địa điểm, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện để Đoàn NTK hoàn thành tốt nội dung chương trình đề ra đúng tiến độ và thời gian. Qua báo cáo của Ban tổ chức và Chủ nhiệm các lớp, có 80/80 học viên đã tham gia học tập và hoàn thành nội dung, chương trình truyền dạy và đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận theo quy định.

 

Học viên trình diễn Bài Khúc Hoan ca, lớp truyền dạy tại chùa Trà Tim Giữa

 

Ông Lưu Thanh Hùng hy vọng rằng các anh, chị, em học viên, sau khi hoàn thành khóa học trở về địa phương tiếp tục tìm hiểu, học tập nghiên cứu, sáng tạo, phối hợp tốt với đồng nghiệp tạo thêm nhiều sản phẩm nghệ thuật có giá trị thiết thực, phục vụ tốt ở cơ sở, tạo thêm nhiển sản phẩm âm nhạc thu hút khách tham quan du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội tỉnh nhà, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật trình diễn dân gian nhạc Ngũ âm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng nói riêng và các loại hình di sản văn hóa dân tộc Khmer nói chung.

Nguyễn Văn Dũng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Truy cập hôm nay : 23
Truy cập trong 7 ngày :135
Tổng lượt truy cập : 16,881