Banner Ngày 3/1/2025
Thông báo Tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh thực hiện vào năm 2025 ( 09/12/2024 )

Sáng ngày 16/8, theo Kế hoạch số 1036/KH-SVHTTDL ngày 28/05/2024 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng năm 2024. Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh tổ chức khai giảng các lớp truyền dạy di sản văn hoá phi vật thể quốc gia “Nghệ thuật trình diễn dân gian Nhạc Ngũ âm” năm 2024.

 

Đến dự có ông Sơn Pô - Phó Giám đốc và lãnh đạo các phòng chuyên môn thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; ông Lưu Thanh Hùng - Trưởng đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh; ông Dương Chí Dũng - giảng viên Trường Cao đẳng Cộng đồng tỉnh Sóc Trăng; các vị thượng toạ, đại đức trụ trì các chùa: Om Pu Ye (Nhu Gia), Trà Tim Mới, Trà Tim Giữa, Cần Đước và Peam Buôl Thmây, cùng 80 học viên, nhạc công, diễn viên đang sinh hoạt tại các câu lạc bộ văn hóa văn nghệ, các chùa Khmer trong tỉnh.

 

Ông Lưu Thanh Hùng, Trưởng Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh phát biểu khai giảng các lớp truyền dạy nghệ thuật trình diễn Nhạc Ngũ âm

 

Nghệ thuật trình diễn dân gian nhạc Ngũ âm của người Khmer được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Để gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị loại hình nghệ thuật này cần thiết phải mở lớp truyền dạy cho thế hệ kế thừa là một trong các giải pháp quan trọng hiệu quả và cấp thiết nhất.

 

Phát biểu tại lễ khai giảng, ông Lưu Thanh Hùng - Trưởng Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh yêu cầu: Ban tổ chức lớp cần quan tâm sâu sát, tạo điều kiện thuận lợi nhất để lớp truyền dạy đạt hiệu quả cao; đối với các nghệ nhân, anh chị em nhạc công truyền dạy cần hướng dẫn tận tình, chi tiết các thao tác, kỹ thuật, các bài bản, âm điệu,… với tất cả niềm đam mê và nhiệt huyết của mình để truyền dạy cho các em học viên; đối với các học viên cần nghiêm túc chấp hành giờ giấc học tập, thực hiện tốt nội quy lớp học, không tự ý đăng tải hình ảnh, video clip liên quan đến lớp khi chưa được sự cho phép của Ban tổ chức, sử dụng tiết kiệm điện nước, giữ gìn vệ sinh môi trường và bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ, bảo quản tốt, phương tiện, máy móc trang thiết bị đồ dùng, nhạc cụ phục vụ trong thời gian tổ chức lớp học.

 

Quang cảnh khai giảng các lớp truyền dạy nghệ thuật trình diễn Nhạc Ngũ âm

 

Thông qua các lớp truyền dạy nghệ thuật trình diễn dân gian Nhạc Ngũ âm của người Khmer, đã góp phần đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp cho con em đồng bào dân tộc Khmer trong cộng đồng có thêm kiến thức cơ bản, hiểu biết hơn về loại hình nghệ thuật đặc sắc của đồng bào dân tộc mình. Đặc biệt là để gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của loại hình di sản văn hóa phi vật thể quốc gia phục vụ phát triển du lịch ở địa phương.

 

Các đại biểu và các vị thượng toạ, đại đức chụp ảnh lưu niệm với Ban tổ chức lớp

 

Theo kế hoạch năm 2024, Đoàn Nghệ thuật Khmer tiếp tục thực hiện truyền dạy 05 lớp Nhạc Ngũ âm cho các em học viên thuộc các Câu lạc bộ văn hóa văn nghệ, các chùa Khmer, mỗi lớp 16 học viên, thời gian truyền dạy 45 ngày (từ ngày 17/8/2024 đến 01/10/2024). Địa điểm:  lớp (1): tại Chùa Pem Buôl Thmây, khóm 4, phường 9, TP Sóc Trăng; lớp (2) tại Chùa Trà Tim Mới, ấp Tâm Kiên, xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên; lớp (3) tại Chùa Trà Tim Giữa, ấp Tâm Lộc, xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên; lớp (4) tại Chùa Cần Đước, ấp Cần Đước, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên và lớp (5) tại Chùa Nhu Gia; khu 1, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên.

Nguyễn Văn Dũng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Truy cập hôm nay : 21
Truy cập trong 7 ngày :128
Tổng lượt truy cập : 16,995