Banner Ngày 3/5/2024
Thông báo đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025 ( 24/04/2024 )

Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) lấy ý kiến đóng góp lần này được bố cục gồm 9 chương 136 điều, tăng 2 chương, 62 điều so với Luật Di sản văn hóa hiện hành (7 chương 74 điều). Trong đó, bỏ 1 chương về khen thưởng và xử lý vi phạm, thành 03 chương mới là Bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu (Chương V); Bảo tàng (Chương VI); Hoạt động kinh doanh, dịch vụ về di sản văn hóa (Chương VIII).

Luat di san van hoa

Bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và ông Sơn Thanh Liêm, Phó Giám đốc Sở VHTTDL tại điểm cầu Sóc Trăng

Sáng ngày 13/11, tại Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), số 51 Ngô Quyền, Hà Nội, Bộ VHTTDL tổ chức Hội nghị trực tuyến lấy ý kiến đóng góp Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Hội nghị bằng hình thức trực tuyến đến 44 điểm cầu trong cả nước với gần 1.000 đại biểu tham dự. Điểm cầu chính tại Hà Nội, do ông Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ VHTTDL, chủ trì cùng với bà Lê Thị Thu Hiền, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa và ông Phạm Định Phong, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, thành viên Ban soạn thả Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Tại điểm cầu tỉnh Sóc Trăng có bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Sơn Thanh Liêm, Phó Giám đốc Sở VHTTDL, cùng 12 đại biểu đại diện lãnh đạo các phòng chuyên môn và các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở VHTTDL.

Sau 1 ngày làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị đã nghe 12 báo cáo tham luận và 15 ý kiến đóng góp sâu và tâm huyết liên quan đến lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể và vật thể, bảo tàng và di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học và đại điện lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong cả nước gửi đến Hội nghị.

Luật Di sản văn hóa năm 2001, đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa của Việt Nam. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009, trong đó một số hạn chế, bất cập trong việc thực thi Luật Di sản văn hóa đã cơ bản được giải quyết, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, bảo đảm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Sau 20 năm Luật Di sản văn hóa được ban hành và hơn 10 năm được sửa đổi, bổ sung, đến nay một số điều, khoản của Luật Di sản văn hóa không còn phù hợp với thời kỳ hội nhập, việc tiếp tục sửa đổi, bổ sung là hết sức cần thiết để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội, điều chỉnh, cụ thể hóa được những vấn đề còn vướng mắc, tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhất cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc./.

  Nguyễn Văn Dũng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Truy cập hôm nay : 23
Truy cập trong 7 ngày :102
Tổng lượt truy cập : 12,810