Banner Ngày 5/11/2024
Thông báo kết quả Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sóc Trăng lần thứ XIII năm 2024 ( 16/07/2024 )

Sáng 26/7, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội thảo Thực trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Hội thảo thu hút sự tham gia của hơn 100 đại biểu đến các viện, trường, Liên hiệp các Hội KH&KT và Sở KH&CN vùng ĐBSCL; các tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

 

Trong những năm qua, công nghệ sinh học nước ta có bước phát triển nhanh, đạt được nhiều thành tựu quan trọng; ứng dụng ngày càng rộng rãi trong đời sống xã hội, tạo đột phá trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến, y dược, môi trường. Công nghiệp sinh học từng bước được hình thành; nhiều doanh nghiệp đã đầu tư nghiên cứu, sản xuất, thương mại hoá sản phẩm công nghệ sinh học trên một số lĩnh vực với quy mô lớn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu về công nghệ sinh học tăng cả về số lượng và chất lượng.

CNSH1 

Toàn cảnh hội thảo

 

Tuy nhiên, thành tựu, trình độ công nghệ sinh học của Việt Nam phát triển chưa tương xứng với tiềm năng; năng lực công nghệ sinh học chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ; một số lĩnh vực quan trọng của công nghệ sinh học lạc hậu so với khu vực và thế giới; công nghiệp sinh học chưa trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng; đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực công nghệ sinh học còn nhiều hạn chế, bất cập.

 

Với quan điểm phát triển công nghệ sinh học là xu thế của thế giới; là động lực quan trọng để thực hiện quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống nhân dân; Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phải khai thác và phát huy tốt nhất tiềm năng, lợi thế của đất nước, của từng vùng và địa phương; lợi thế của quốc gia đi sau. Tập trung đầu tư phát triển một số lĩnh vực trọng điểm, cơ bản, nhất là tận dụng ưu thế về đa dạng sinh học nước ta. Phát triển công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng là giải pháp ưu tiên trong phát triển kinh tế - xã hội; lấy doanh nghiệp là chủ thể, có cơ chế, chính sách vượt trội tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân đầu tư phát triển công nghiệp sinh học, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/01/2023 của về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới.

 CNSH2

Thảo luận tại Hội thảo

 

Nghị quyết đưa ra mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia có nền công nghệ sinh học phát triển trên thế giới, trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh về công nghệ sinh học, thuộc nhóm dẫn đầu khu vực Châu Á. Xây dựng ngành công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, đóng góp tích cực vào GDP cả nước vào năm 2030.

 

Quán triệt mục tiêu của Nghị quyết 36-NQ/TW, Hội thảo tập đi sâu phân tích, đánh giá những thành tựu, kết quả đạt được cùng với những hạn chế, vướng mắc trong quá trình phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học tại vùng ĐBSCL nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng. Từ đó, có những đề xuất, khuyến nghị về cơ chế, chính sách, công tác đào tạo và sử dụng nhân lực về công nghệ sinh học, định hướng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh trong thời gian tới phù hợp với điều của vùng ĐBSCl và từng địa phương trong vùng.

 

Theo ThS. Trần Bảo Toàn – Hội Sinh học thành phố Cần Thơ, công nghệ sinh học phát triển đa dạng, trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể kể đến như: công nghệ sinh nghiên cứu tế bào gốc, liệu pháp gen, kỹ thuật di truyền, bào chế vắc xin trong y học; công nghệ sinh học nghiên cứu, ứng dụng sinh vật biển, như tảo dùng làm thực phẩm, thuốc, nhiện liệu sinh học hoặc sứa được sử dụng để nghiên cứu tế bào thần kinh bằng cách khai thác huỳnh quang của chúng; công nghệ sinh học gây biến đổi gen cây trồng để tăng năng suất, chống chịu hạn, mặn, chống chịu bệnh; công nghệ sinh lý xử lý môi trường bằng cách ứng dụng vi sinh trong xử lý chất thải hữu cơ....  

 

Tại Hội thảo, nhiều đại biểu đánh giá ĐBSCL là vùng trũng trong cả nước về nhiều mặt như kinh tế - xã hội, đào tạo nguồn nhân lực, trình độ khoa học và công nghệ; chưa tận dụng triệt để các chính sách để phát triển kinh tế- xã hội, trong đó có lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học chưa tương xứng với tiềm năng vốn có do nhiều nguyên nhân.

 

Về chính sách, một số địa phương trong vùng đã có sự quan tâm định hướng phát triển công nghệ sinh học của tỉnh, như Đề án của Tỉnh uỷ Bến Tre về phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết của Tỉnh uỷ Bạc Liêu về đẩy mạnh phát triển công nghệ cao theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025; Chương trình hành động của UBND thành phố Cần Thơ thực hiện khâu đột phá thứ 3 Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Cần Thơ lần thứ 14 về khoa học và công nghệ.

 

Tại Sóc Trăng, giống lúa ST 25 với 2 lần đạt giải gạo nhất thế giới là kết quả của quá trình nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong lai tạo, chọn lọc di truyền đầy tâm huyết của nhóm nghiên cứu của AHLĐ. Hồ Quang Cua.

 

Tại Bạc Liệu, việc ứng dụng công nghệ cao trong việc nuôi thẻ chân trắng siêu thâm canh hai giai đoạn đã tăng năng suất lên từ 30-50 tấn/ha, gấp 10 -15 lần so với phương pháp truyền thống.

 

ĐBSCL là vựa trái cây của cả nước, chiếm 70% sản lượng, với diện tích hơn 363 ngàn ha. Viện Cây ăn quả miền Nam đã phục tráng và bình tuyển các cây đặc sản như bưởi da xanh, sầu riêng Ri6, chôm chôm Java, xoài Cát Chu,... đây là những trái cây ngon, chất lượng cao, nổi tiếng của Việt Nam.

 

Bên cạnh những thành tựu đạt được, phát triển công nghệ sinh thời qua của vùng ĐBSCL cũng còn nhiều hạn chế, bất cập. 

 CNSH3

Chủ tịch Liên hiệp Hội tỉnh Bạc Liêu Lâm Thành Đắc phát biểu kết luận Hội thảo

 

Để thúc đẩy phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học trong thời gian tới, nhiều đại biểu với góc nhìn đa chiều đã đưa nhiều giải pháp, kiến nghị, có thể kể đến như: (1) tăng cường sự quan chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đối với phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất và đời sống; (2) tiếp tục xây dựng, từng bước hoàn thiện cơ chế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học; chính sách phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư cơ sở vật chất cho nghiên cứu, ứng dụng; khuyến khích ứng dụng, sử dụng sản phẩm công nghệ sinh học trong nước; thu hút chuyên gia giỏi tham gia nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ sinh học bằng những phương thức phù hợp, khả thi; (3) xây dựng các chương trình nghiên cứu công nghệ sinh học có trọng tâm, trọng điểm, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và lợi thế thù đặc thù của từng địa phương; xây dựng và chia sẽ dữ liệu về những thành tựu công nghệ sinh học ứng dụng trong phát triển kinh tế - xã hội; (4) bên cạnh sự hỗ trợ tự nguồn lực nhà nước, cần có chính sách huy động, xã hội hoá đầu tư từ nguồn lực ngoài nhà nước, từ doanh nghiệp cho nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và phát triển sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học; (5) đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các nước có nền công nghệ sinh học phát triển mạnh để tranh thủ sự cộng tác, hỗ trợ về trí tuệ, nguồn lực cho phát triển công nghệ sinh học Việt Nam./.

Minh Thành 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Truy cập hôm nay : 45
Truy cập trong 7 ngày :158
Tổng lượt truy cập : 15,870